Một số phụ huynh cho rằng thói quen mút tay ở trẻ là không tốt, mất vệ sinh và cần phải sửa ngay khi còn nhỏ. Tuy nhiên, các chuyên gia từng chứng minh rằng trẻ mút tay là phù hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường, đằng sau đó là những mối liên quan tới não bộ và một số điều mà bố mẹ nào cũng cần phải biết.
Những đứa trẻ mút tay và không mút tay sẽ có những khác biệt rõ ràng về khi lớn lên.
Sự khác biệt giữa trẻ mút tay và không mút tay
Từ 2-3 tháng tuổi trẻ bắt đầu hình thành thói quen mút tay, nhưng không phải lúc nào cũng có thể đưa tay vào một cách chính xác. Sau đó, trẻ càng lớn dần thì tần suất mút tay càng tăng lên, sẽ dễ dàng phối hợp các động tác chuẩn xác hơn.
thực tế, thói quen mút tay của trẻ không hẳn là điều xấu, mà nó đánh dấu cột mốc phát triển quan trọng, có một số lợi ích nhất định.
Đánh dấu thời kỳ nhạy cảm miệng
Bác sĩ thần kinh, nhà tâm lý học Sigmund Freud từng chỉ ra rằng, từ 0 đến 1 tuổi là "thời kỳ miệng" của trẻ sơ sinh. Điều này có nghĩa là trẻ hiểu biết về thế giới bên ngoài thông qua miệng, cụ thể là hành động mút và nhấm nháp.
Đồng thời, điều này cũng giúp ngăn chặn hình thành một số hành vi xấu của trẻ, ví dụ như cắn giày, cắn người, cắn móng tay, nhặt thức ăn rơi trên đất....
Từ 2-3 tháng tuổi trẻ bắt đầu hình thành thói quen mút tay.
Phối hợp tay miệng mắt và não ngày càng tốt hơn
Mút tay là một hành động rất đơn giản trong mắt người lớn nhưng đối với bé thì không hề dễ dàng chút nào.
Trong quá trình tập mút tay, trẻ không ngừng rèn luyện khả năng phối hợp của tay, miệng, mắt và não bộ, khả năng điều khiển tay của trẻ dần trở nên linh hoạt, điều này thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của các vận động tốt của ngón tay như cầm nắm đồ vật, ném đồ vật...
Mút tay chính là cách để phát triển khả năng cầm nắm đồ vật tốt hơn, trẻ có thể học hỏi nhanh hơn thông qua hành động này. Do đó, trẻ mút tay có xu hướng phối hợp và phát triển vận động tốt hơn.
Trí não đang phát triển tốt
Đầu tiên trẻ sử dụng miệng và tay để khám phá, nhận biết thế giới, mút tay còn là tín hiệu phát triển trí tuệ của trẻ và là điểm khởi đầu trong quá trình học hỏi.
Khi trẻ ăn mút tay, có thể tăng cường kích thích xúc giác, thị giác và các khía cạnh khác, đồng thời não cũng hướng dẫn sự phối hợp của tay, miệng và mắt, kích thích một số lượng lớn các tế bào thần kinh não bộ kết nối, từ đó phát triển não bộ và trí thông minh tốt hơn.
Trẻ mút tay có xu hướng phối hợp và phát triển vận động tốt hơn.
Kỹ năng quản lý cảm xúc mạnh mẽ
Ở một khía cạnh khác, mút tay có thể sẽ mang lại cảm giác an toàn cho trẻ, làm cho trái tim cảm thấy thỏa mãn và hạnh phúc, biểu hiện sẽ trở nên thoải mái và vui vẻ.
Khi trẻ đói, không vui, nhớ mẹ... mút tay có tác dụng giảm lo lắng, cáu gắt và các cảm xúc tiêu cực khác, ngăn chặn sự bộc phát cảm xúc, tăng cường tim mạch và khả năng quản lý cảm xúc của trẻ sẽ mạnh mẽ hơn.
Vậy nên, hành động mút tay là giải pháp giúp xoa dịu tâm trạng của trẻ. Khi thấy trẻ đang mút tay, nếu bố mẹ ngăn cản hành động này, trẻ sẽ dễ bực bội và khóc to.
Những điều bố mẹ cần chú ý khi trẻ nghiện mút tay
Mặc dù trẻ mút tay sẽ mang đến một số lợi ích nhất định, nhưng bố mẹ nên chú ý điều chỉnh nếu trẻ thực hiện hành vi này quá thường xuyên, hình thành thói quen khó bỏ. Đồng thời nên chú ý đến độ tuổi con mút tay, điều này cũng có liên quan đến bệnh lý.
Bố mẹ cần lưu ý những điều sau khi trẻ thường xuyên mút tay.
Không để trẻ mút tay khi ngủ
Thực tế, tẻ mút tay vào ban ngày không có vấn đề gì, nhưng nếu vẫn để trẻ mút tay khi ngủ vào ban đêm sẽ gây ra nhiều bất lợi cho sự phát triển răng và cả ngón tay, đôi khi ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của con.
Bố mẹ chú ý không nên mạnh bạo ngắt lời trẻ, không đánh vào tay, miệng của trẻ và không lấy tay ra khỏi miệng trẻ một cách thô bạo.
Không cho trẻ ăn dặm quá trễ
Thời điểm cho trẻ ăn dặm không nên sớm trước 4 tháng tuổi và trễ sau 8 tháng tuổi, 6 tháng tuổi là thích hợp nhất. Vào lúc này, trẻ khám phá được nhiều hương vị khác nhau qua đường miệng, dần dần trẻ sẽ từ bỏ thói quen mút tay.
Trẻ mút tay khi ngủ vào ban đêm sẽ gây ra nhiều bất lợi cho sự phát triển răng và cả ngón tay, đôi khi ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của con.
Đảm bảo sạch sẽ và vệ sinh
Trẻ mút tay khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng về vấn đề vệ sinh. Trong giai đoạn nhạy cảm này mẹ hết sức chú ý giữ vệ sinh tay cho con. Ví dụ, rửa tay ngay sau khi về nhà, khi ở nhà cũng nên chú ý rửa tay cho trẻ thường xuyên để đảm bảo tay sạch sẽ, hợp vệ sinh.
Đồng thời mẹ cũng nên chú ý cho trẻ ăn uống đủ chất, không bị đói, bổ sung thức ăn bổ sung kịp thời.
Trẻ trên 2 tuổi vẫn nghiện mút tay, mẹ cần chú ý điều chỉnh
Trẻ mút là tốt, nhưng sự can thiệp vừa phải cũng rất cần thiết. Trong trường hợp bình thường, trẻ từ vài tháng tuổi đến 2 tuổi sẽ thích ăn ngón tay, nhưng sau 2 tuổi, trẻ sẽ dần bỏ ăn ngón tay.
Đối với trẻ trên 2 tuổi nhưng vẫn thích mút tay, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa để tìm ra phương pháp điều chỉnh phù hợp và hiệu quả. Đặc biệt nếu ảnh hưởng đến sự phát triển của răng thì phải đến gặp bác sĩ để chỉnh sửa kịp thời, để không ảnh hưởng đến ngoại hình và phát âm của trẻ về sau.
Đối với trẻ trên 2 tuổi nhưng vẫn thích mút tay, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa để tìm ra phương pháp điều chỉnh phù hợp và hiệu quả.