Mỗi em bé dường như đều có đồng hồ sinh học riêng trong cơ thể, và rất khó để đánh giá một tiêu chuẩn thống nhất về nhịp độ phát triển. Quy tắc được lưu truyền từ xa xưa bởi ông bà là "3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò biết đi”. Tuy câu nói này nghe có vẻ êm tai, dễ nhớ nhưng trên thực tế, nhịp điệu phát triển của trẻ không hề đơn giản như vậy.
Trên thực tế, có một sự khác biệt rất lớn giữa những đứa trẻ “biết đi trước khi biết bò” sau 10 năm. Điều này cũng trở thành mối bận tâm, lo lắng của nhiều ông bố bà mẹ, bởi vì không biết liệu nguyên tắc nào mới tốt cho quá trình phát triển toàn diện của trẻ về sau.
Một lần, có một cơ sở giáo dục mầm non đang thực hiện một hoạt động, quả táo được đặt cách hai đứa trẻ tầm 2 mét. Đứa trẻ 2 tuổi và đứa trẻ 1 tuổi được khuyến khích vượt chướng ngại vật để lấy quả táo. Trong khi cậu bé 2 tuổi đứng im tại chỗ với trạng thái hơi bối rối, nhìn quả táo rồi nhìn mẹ, như thể cậu muốn bố mẹ cho mình lời khuyên, thì em bé 1 tuổi vẫn chăm chú bò về phía quả táo mà không nói một lời nào, và chẳng mấy chốc bé đã lấy được quả táo.
Theo phân tích của một số chuyên gia đã tiến hành các nghiên cứu theo dõi lâu dài về trẻ em, có thể là do bé 2 tuổi đã có thể tự đi mà không cần trải qua giai đoạn tập bò. Nhưng giai đoạn tập bò không chỉ nâng cao khả năng phối hợp của tứ chi, mà còn cải thiện khả năng vận động, kiểm soát của não đối với các chi và giúp trẻ phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề.
Những khác biệt của trẻ biết bò trước khi biết đi và biết đi nhưng không biết bò
Biết đi mà không biết bò là không phù hợp với quy luật phát triển của cơ thể
Một mặt, nếu không được tập bò và thích nghi với quá trình tập bò, xương mềm của bé sẽ gây biến dạng cột sống và chân do tải trọng đột ngột. Do đó, quá trình tập bò của trẻ phù hợp với quy luật khoa học và là một bước chuyển tiếp cần thiết. Điều này, làm cho khả năng chịu tải của từng bộ phận cơ thể trẻ có quá trình phân tán và thích ứng để điều chỉnh phù hợp.
Mặt khác, cũng chính vì trẻ chưa thể diễn đạt nên bố mẹ thường xem nhẹ quan điểm tập đi mà không biết bò sẽ làm hỏng thị lực của trẻ. Thông thường khoảng 8 tháng, trẻ sẽ bắt đầu học bò. Lúc này thị giác của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, chỉ phù hợp với quá trình bò trong một phạm vi nhỏ nhất định và sau đó trẻ sẽ trải qua quá trình mở rộng thị giác dần dần.
Ngược lại, nếu đi mà không bò, tầm nhìn đột ngột mở rộng sẽ buộc trẻ phải cưỡng bức điều chỉnh đường nhìn, khiến mắt luôn trong tình trạng mỏi, từ đó gây hại cho thị lực của trẻ. Do đó, một số bố mẹ lầm tưởng rằng đứa trẻ của mình bị cận thị bẩm sinh.
Nếu đi mà không bò, tầm nhìn đột ngột mở rộng sẽ gây hại cho thị lực của trẻ.
Biết đi mà không biết bò có thể dẫn đến rối loạn tích hợp cảm giác
Trước hết, bố mẹ cần phải hiểu rối loạn tích hợp cảm giác là gì? Theo thuật ngữ nghiên cứu khoa học, đây là hiện tượng bộ não không thể xử lý tốt thông tin mà cơ thể truyền đến thông qua quá trình nhận tín hiệu từ các giác quan. Điều này cho thấy sự phối hợp giữa các cơ quan và bộ não đang có dấu hiệu "tan rã", vậy nên sự phản hồi của não bộ lúc này sẽ không đạt được hiệu quả tốt nhất.
Một số biểu hiện của rối loạn tích hợp cảm giác ở trẻ được kết luận từ khảo sát, khoảng 20% học sinh mẫu giáo và tiểu học sẽ có những phản ứng sau:
- Khả năng giữ thăng bằng kém, thậm chí đi không vững và dễ ngã;
- Tay chân vụng về, chưa khéo léo, nhất là chưa thuần thục một số động tác;
- Thiếu chú ý, luôn khó tập trung và luôn xuất hiện trong trạng thái lơ mơ;
- Không phản ứng, luôn tỏ ra rụt rè, hướng nội, thu mình và thiếu tự tin;
Từ khảo sát này có thể thấy khả năng phối hợp của trẻ đang gặp vấn đề, khiến cho trẻ có những phản ứng chậm, không linh hoạt và nhanh nhẹn. Chính những biểu hiện không đạt yêu cầu trên thường khiến nhiều bố mẹ đánh giá rằng con mình không tài giỏi, không thông minh và bố mẹ sẽ cảm thấy hoang mang về phương pháp giáo dục của chính mình.
Tuy nhiên, đây được nghiên cứu là vì trẻ không biết bò trước khi biết đi. Trong khi đó, việc trẻ biết bò có tầm quan trọng lớn đối với khả năng tích hợp cảm xúc.
Theo nghiên cứu, trẻ biết bò trước khi biết đi, sử dụng được cả tay và chân, vận động cơ bắp toàn thân và có trọng tâm phù hợp, đây là bài tập phối hợp toàn diện sớm nhất cho từng cơ quan trong cuộc đời mỗi người, đồng thời cũng là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa rối loạn tích hợp cảm giác. Có thể nói, đây là một quá trình then chốt không thể thiếu cho sự phối hợp của cơ thể và sự phát triển tốt của não bộ.
Khả năng tích hợp yếu thì quá trình vận động của trẻ cũng sẽ gặp khó khăn.
Tầm quan trọng của việc bò trước khi biết đi đối với sự phát triển nhận thức của trẻ
Có thể nói sự phát triển của não bộ và sự vận động của cơ thể là một quá trình bổ sung cho nhau. Toàn thân vận động tích cực trong lúc bò, đại não điều khiển sự phối hợp của tứ chi và toàn thân, đồng thời liên tục phản hồi thông tin mới cho đại não, điều này cũng có ý nghĩa tích cực đối với việc cải thiện chỉ số IQ của trẻ.
Đứa trẻ sẽ ngày càng phản ứng nhanh hơn khi bò. Bên cạnh đó, quá trình bò còn có ý nghĩa đặc biệt đối với sự hoàn thiện nhận thức của trẻ trong giai đoạn này. Các em bé sẽ tham gia rèn luyện, trải nghiệm một cách có hệ thống, thông qua tiếp xúc cơ thể trong giai đoạn này, và nỗ lực của trẻ để ngẩng đầu lên, chống khuỷu tay, chống tay, chân và bàn chân, nghe và nhìn.
Trong suốt quá trình, bé sẽ có sự hoàn thiện dần dần một cách tự nhiên và không điều gì có thể thay thế được năng lực toàn diện của bản thân thông qua sự khám phá chính mình. Có thể nói, quá trình tập bò là cơ hội lớn lên khỏe mạnh không thể bỏ qua của mỗi em bé.
Đứa trẻ biết bò thường có phản ứng nhanh hơn những đứa trẻ còn lại.
Làm thế nào để trau dồi và củng cố khả năng bò của bé?
Việc tập bò rất quan trọng, vậy khi nào thì bố mẹ nên cho bé bắt đầu tập bò? Theo quy luật nghiên cứu hành vi của trẻ, giai đoạn tập bò của bé sẽ trải qua 3 giai đoạn sau:
0-6 tháng, giai đoạn chuẩn bị cho bé tập bò
Giai đoạn này cơ thể bé chưa phát triển hoàn thiện, chưa có khả năng bò. Lúc này, bố mẹ có thể cho bé tập nằm trên giường, sau đó dùng khăn dày luồn dưới bụng bé, bố mẹ đỡ lấy hai đầu khăn và nhẹ nhàng nâng lên. Như vậy có thể giúp bé cử động tay chân, thúc đẩy sự phối hợp thể chất của bé.
6-9 tháng, giai đoạn nhạy cảm với việc bò
Những bé biết bò sớm hơn thường bắt đầu từ hơn 6 tháng, những bé muộn hơn có thể bắt đầu từ 9-10 tháng, 6-9 tháng là giai đoạn đầu tiên, giai đoạn nhạy cảm với việc bò của bé. Lúc này, bé sẽ nhanh chóng chuyển từ trạng thái “ngồi” sang “bò”.
Lúc này, bố mẹ nên tiến hành hướng dẫn, tập bò thật kỹ cho bé. Bố mẹ có thể cho bé chơi đồ chơi mà bé thích một lúc rồi đặt đồ chơi cách xa khoảng 1 đến 2 mét để dụ dỗ bé bò đến lấy. Để tăng thêm sự hứng thú và tiện lợi cho bé, bố mẹ cũng có thể bố trí thảm hoặc khăn tắm ở nhà để tạo thành một "con đường nhỏ" thú vị, đồng thời hãy để bé trải nghiệm những cảm giác bò khác nhau.
Ngoài ra, bố mẹ có thể hướng dẫn bé trèo lên ghế, bản thân làm tốt nhiệm vụ bảo vệ. Điều này sẽ giúp thiết lập khái niệm chiều cao không gian ba chiều của bé một cách hiệu quả, bên cạnh đó còn có thể củng cố tay và chân của bé. Bố mẹ đừng quá lo lắng về việc em bé bị ngã trong quá trình luyện tập, bởi vì em bé sẽ học được từ những trải nghiệm này, ví dụ như khả năng tránh nguy hiểm.
Bố mẹ thường xuyên chơi cùng trẻ, sẽ giúp kỹ năng bò của trẻ nhuần nhuyễn hơn.
10-24 tháng tuổi là giai đoạn bò tốt nhất
Bé từ 10-24 tháng tuổi đã bắt đầu chuyển từ bò sang đứng và dần đi, giai đoạn này khả năng giữ thăng bằng và khả năng chống đỡ bằng chân của bé cũng dần tăng lên, bố mẹ có thể mạnh dạn để bé tự bò.
Đồng thời, bố mẹ có thể cùng bé chơi các trò chơi như leo cầu thang, không chỉ có tác dụng nâng cao hứng thú bò của bé mà còn tăng cường mối quan hệ bố mẹ và con cái. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên rèn luyện cho bé khả năng giải quyết các vấn đề thông qua việc thu thập thông tin, và tăng cường sự can đảm để khám phá.
Đừng sợ trẻ té mà cản trở các hoạt động leo trèo, vì nó chứng tỏ kỹ năng bò của trẻ phát triển tốt và trẻ sẽ nhanh biết đi hơn.