Học bơi, biết bơi, không chỉ giúp các bé tự bảo vệ mình trước nguy cơ tai nạn sông nước mà còn giúp tăng cường sức đề kháng. |
Do thời kỳ thai nhi sống trong bụng mẹ là môi trường nước nên bé có phản xạ lặn và bơi bẩm sinh, theo nghiên cứu của các chuyên gia chăm sóc trẻ em. |
Hơn thế nữa, bé sơ sinh có "phản xạ lưỡng cư", tức khả năng cơ thể tự điều chỉnh đóng thành miệng và nắp thanh quản lại để ngăn nước xâm nhập vào phồi khi các bé ở trong môi trường nước. Do đó, khi tập bơi ở giai đoạn sơ sinh, các bé có thể bơi mà vẫn mở miệng. |
Lợi dụng các phản xạ bẩm sinh nên các chuyên gia chăm sóc trẻ em khuyên, ngay sau khi cuống rốn của bé liền, cha mẹ hãy biến việc tắm rửa của bé thành một dịp vui chơi trong nước, để bé quậy trong nước như những chú rái cá khi trưởng thành. |
Cha mẹ không nên qua lo lắng hay "xót" con khi cho trẻ bắt đầu làm quen với nước. |
Việc dạy cho trẻ bơi đòi hỏi sự kiên nhẫn và chậm rãi từng chút một. |
Chỉ cần chú ý đến thời gian để bé trầm mình dưới nước, không nên để quá lâu vì bé sẽ bị lạnh, ảnh hưởng không tốt đến phổi. |
Theo kinh nghiệm của một số bà mẹ chia sẻ trên trang feedage, thời lượng để trẻ trầm mình dưới nước còn tùy vào độ tuổi. Đối với bé 3-8 tháng tuổi thì mỗi lần tập bơi nên từ 7 đến 10 phút, sau đó tăng dần cho đến khi bé trên một tuổi thì có thể kéo dài 15-25 phút. |
Cha mẹ không nên rời xa bé trong lúc tập bơi, không nên để nước quá lạnh hoặc quá nóng (thông thường nước tắm cho trẻ là 37 độ C). Bên cạnh đó không nên cho trẻ bơi ở nước hồ cho quá nhiều clo vì dễ gây tổn hại tới làn da nhạy cảm của bé. |
Sau khi bơi nên chú ý đến việc vệ sinh mắt, tai cho bé bằng cách nhỏ mắt và đưa bé đi khám tai, mắt định kỳ hàng tháng. |
Thi Trân
Có thể bạn quan tâm: