Môi trường thay đổi khiến trẻ dễ mắc bệnh
Giai đoạn chuyển mùa là điều kiện lý tưởng cho mầm bệnh phát triển như bào tử nấm mốc, vi khuẩn, virút… gây bệnh phát triển do những thay đổi về nhiệt độ và độ ẩm trong không khí.. Phổ biến nhất là sốt xuất huyết, tiêu chảy hay các bệnh truyền nhiễm (tay chân miệng), bệnh liên quan đến đường hô hấp…
Do nguy cơ lây lan tại trường học rất cao, đặc biệt là khối lớp mầm non hay tiểu học nên các bệnh ở thời điểm này còn được gọi là bệnh y tế học đường, mà ngay chính nhà trường nhiều lúc cũng không biết chính xác bắt nguồn từ đâu. Trẻ chỉ cần tiếp xúc với món đồ chơi có chứa mầm bệnh từ đứa trẻ khác thì hoàn toàn có thể bị nhiễm bệnh. Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh mà tình hình sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng ra sao, và hiển nhiên khả năng học tập cũng như vui chơi vì thế cũng bị giảm sút.
Trẻ dễ mắc bệnh học đường vào thời gian nhập học vì môi trường thay đổi (ảnh minh họa)
Đó là chưa kể đến trẻ phải thay đổi thói quen sinh hoạt từ không gian quanh nhà và bắt đầu làm quen hoặc trở lại với môi trường lớp học, tiếp xúc với nhiều người hơn. Vậy nên, sẽ có bé thích thú vì được gặp gỡ và chơi đùa với nhiều bạn mới, nhưng cũng có không ít bé dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi do chưa kịp thích nghi với môi trường mới hoặc do suy giảm sức đề kháng.
Ngoài ra, trẻ khó làm quen với môi trường xung quanh khi khí hậu thay đổi do hệ miễn dịch vẫn còn non nớt, nên sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây bệnh học đường.
Để sức đề kháng của trẻ luôn trong trạng thái “sẵn sàng”
Sự thật là hơn 80% các mẹ vẫn chưa quan tâm đúng mực về sức đề kháng của trẻ, chỉ vì chưa quán triệt tư tưởng phòng bệnh hơn chữa bệnh. Thay vì phải lo lắng tìm mọi cách chữa trị khi trẻ mắc bệnh, mẹ nên chủ động bổ sung vitamin C hằng ngày cho trẻ để tăng cường sức đề kháng, đồng thời hướng dẫn trẻ tự giác vệ sinh cá nhân nhằm tránh những tác động từ mầm bệnh xung quanh do môi trường thay đổi.
Dạy trẻ giữ vệ sinh cá nhân
Do tính chất lây lan của những căn bệnh học đường mà các bậc phụ huynh cần lưu ý giáo dục con trẻ vệ sinh đúng cách ngay từ nhỏ. Việc này không chỉ giúp ích cho trẻ khi đến trường mà còn có thể hình thành những thói quen tốt về sau.
Dạy trẻ rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, ngay khi về đến nhà, sau khi tiếp xúc với các đồ vật khác… Mẹ cần giải thích cho trẻ hiểu vì sao phải cần giữ vệ sinh cá nhân, để trẻ nhận biết đây là một nhiệm vụ phải thực hiện mỗi ngày. Người lớn trong gia đình cũng cần làm gương để trẻ noi theo, cả nhà có thể cùng tham gia để khuyến khích trẻ tự giác vì mọi đứa trẻ đều thích bắt chước những gì bố mẹ làm.
Bổ sung vitamin C cho trẻ mỗi ngày
Mẹ nào cũng biết vitamin C có rất nhiều trong trái cây, rau xanh…nhưng vẫn đau đầu tìm cách bổ sung dưỡng chất thiết yếu này vì hầu hết các bé đều từ chối hoặc không hứng thú với món ăn chế biến từ nguồn thực phẩm xanh.
Để trẻ thích thú với việc ăn rau quả, mẹ có thể trang trí món ăn với hình ảnh bắt mắt, nhiều màu sắc hấp dẫn, giờ ăn sẽ càng thú vị hơn nếu mỗi món ăn sẽ được đi kèm với một câu chuyện. Dù chế biến theo hình thức nào thì Mẹ cũng cần lưu ý cho trẻ ăn cả cái và nước để đảm bảo cơ thể trẻ được cung cấp đầy đủ vitamin C.
Bổ sung đầy đủ hàmg lượng Vitamin C cần thiết cho trẻ dễ dàng hơn bằng chế phẩm sirô được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc (ảnh minh họa)
Nếu vẫn còn lo lắng liệu trẻ đã được bổ sung đủ lượng vitamin C cần thiết qua chế độ dinh dưỡng hằng ngày chưa, Mẹ có thể sử dụng các chế phẩm sirô an toàn, uy tín trên thị trường, được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc, có hàm lượng vitamin C 100 mg/5 mL.
Chỉ cần ½ muỗng cà phê sirô vitamin C mỗi ngày giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, để trẻ khoẻ mạnh vui chơi và tự do khám phá thế giới xung quanh, hoàn thành xuất sắc “công việc” ở trường cũng như ở nhà.
Để biết thêm thông tin về cách bổ sung vitamin C cho trẻ, mẹ có thể truy cập TẠI ĐÂY.