Kien thuc online
  • CUỘC SỐNG
    • Kinh nghiệm cuộc sống
    • Đồng cảm
  • TIN TỨC
    • Học hành - tuyển sinh
    • Thông tin việc làm
    • Tin tức online
    • Tin tức thị trường
    • Điện ảnh
    • Showbiz
    • Ca nhạc
  • KHÁM PHÁ
    • Những điều kỳ thú
    • Lý dịch
  • THỜI TRANG
    • Ngành thời trang
    • Chân dung nhà thiết kế thời trang
    • Tư vấn bí quyết mặc đẹp
    • Phối - Mix đồ
    • Tin tức thời trang
  • DU LỊCH
    • Du lịch trong nước
    • Du lịch quốc tế
    • Văn hóa du lịch
  • Xe cộ
    • Xe 2 bánh
    • Xe 4 bánh
  • Hình ảnh
    • Thiên nhiên hoang dã
    • Duyên dáng Việt Nam
    • Hot girl
    • Nhà đẹp
    • Hoa Hậu
    • Kiến trúc
    • Ảnh trẻ thơ
  • Kiến thức Online
  • Cuộc sống
  • Kinh nghiệm cuộc sống
  • Làm cha mẹ
  • Lỗi “chết người” cho con uống thuốc

Lỗi “chết người” cho con uống thuốc

Lỗi “chết người” cho con uống thuốc

Những sai lầm rất “ngớ ngẩn” nhưng lại nhiều chị em mắc phải khiến thuốc mất hoặc phản tác dụng với trẻ

25/11/2013 Đăng bởi Kiến Thức Online
kien thuc online
Nội dung bài viết

Thuốc uống của trẻ em không nên dùng tùy tiện mà cần phải dùng đúng liều lượng theo chỉ dẫn. Tuy nhiên nhiều chị em lại rất thờ ơ với chuyện đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng mà chỉ thích cho con dùng theo thói quen. Những sai lầm rất “ngớ ngần” nhưng nhiều chị em mắc phải khiến thuốc mất hoặc phản tác dụng với trẻ.

Sử dụng đơn thuốc “truyền miệng”

Sử dụng đơn thuốc “truyền miệng” hay còn gọi là hội chứng “Tin lời đồn hơn tin bác sĩ” ngày càng phổ biến hiện nay. Rất nhiều chị em vì ngại đi bệnh viện nên quyết định tự kê đơn cho con theo kinh nghiệm học hỏi của người khác. Chuyện này không hiếm. Không thiếu các bà mẹ trị bệnh cho con, đặc biệt là các bệnh được xếp vào hàng “lặt vặt” như ho, sổ mũi, nghẹt mũi… bằng các đơn thuốc và phương pháp tìm được trên Internet, hoặc qua kinh nghiệm trị bệnh của các bà mẹ khác hay sử dụng luôn đơn thuốc của bé khác có biểu hiện bệnh tương tự con mình.

Vậy nhưng gần đây còn xuất hiện rất nhiều trường hợp chị em đã đi khám bác sĩ về rồi nhưng vẫn không yên tâm cho con uống thuốc theo đơn của bác sĩ mà phải lên mạng hỏi thăm ý kiến của các chị em khác và tỏ ra tin tương lời khuyên của một người xa lạ trên internet hơn là của bác sĩ. Cách làm này rất nguy hiểm vì rất có thể các mẹ chẩn bệnh không đúng do nhiều bệnh có một số biểu hiện bên ngoài giống nhau hoặc cho con uống thừa, thiếu liều lượng thuốc so với tình trạng bệnh.

Mỗi đứa trẻ là một cá thể khác nhau và do đó, không thể đơn giản dùng chung một thuốc. Chị em cũng đừng vội vã tin những lời khuyên trên mạng hơn cả bác sĩ. Một bà mẹ trên mạng có thể đã có kinh nghiệm sử dụng thuốc để trị bệnh cho con mình. Vậy nhưng một bác sĩ thì đã có hàng trăm nghìn bệnh nhân và hàng trăm nghìn đơn thuốc được đảm bảo trong suốt cuộc đời.

Tự ước lượng liều lượng thuốc cho con

Lỗi chết người cho con uống thuốc - 1
Nhiều chị em chủ quan không cho con uống đúng chỉ định của bác sĩ (ảnh minh họa)

Câu nói “đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng” luôn được nhắc đi nhắc lại trong bất cứ một quảng cáo thuốc nào trên truyền hình. Vậy nhưng vẫn có rất nhiều chị em chủ quan với vấn đề này. Đơn cử như vấn đề dùng Oresol – một loại thuốc có trong tủ thuốc của tất cả các gia đình, có tác dụng bù nước cho bé bị tiêu chảy, mất nước. Pha oresol không đúng liều lượng không đơn giản là làm thuốc mất tác dụng mà thậm chí còn gây nguy hiểm tính mạng cho trẻ. Đã có rất nhiều trường hợp mẹ Việt cho con uống Oresol liều lượng cao và quá đặc dẫn đến phù não cấp, nặng có thể tử vong, nhẹ thì di chứng thần kinh không hồi phục.

Ngay cả với việc cho bé uống siro thuốc, nếu ghi chú yêu cầu 5ml/ lần, mẹ cũng nên đo đúng theo cốc đo thuốc đi kèm. Tuyệt đối không ước lượng bằng mắt và thìa.

Để bé uống thuốc siro sát bữa ăn và trước khi đi ngủ

Thuốc cho trẻ nhỏ thường được bào chế dưới dạng sirô, rất thích hợp với trẻ nhỏ. Bởi khi cho trẻ uống thuốc dạng viên bao, viên nén thường gặp khó khăn do trẻ không thích uống. Do đó, người ta bào chế một số thuốc dưới dạng thuốc sirô có đường ngọt, một số loại thuốc còn có mùi thơm hoa quả để bé hào hứng hơn với việc uống thuốc. Tuy nhiên thuốc sirô thường có hàm lượng đường cao, không cho trẻ uống thuốc sát ngay trước bữa ăn, vì chất đường trong thuốc có thể ức chế tiết dịch tiêu hóa. Mặt khác, chất đường thường được hấp thu rất nhanh, đường trong máu đứa trẻ tăng lên dễ gây “ngang dạ” làm cho trẻ kém ăn.

Mặt khác, mẹ cùng không nên cho trẻ uống thuốc trước khi đi ngủ, vì chất đường ngọt bám vào răng dễ lên men chua làm hỏng men răng gây sâu răng, sún răng. Nếu cho trẻ uống buổi tối, sau đó cần uống nhiều nước, súc miệng kỹ, nếu trẻ lớn có thể đánh răng được thì tốt.

Cho con uống chung thuốc với sữa

Một số người mẹ thích cho thuốc trộn chung với sữa rồi cho con uống. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng, không nên chọn cách này. Trong sữa có nhiều chất khoáng nên có thể làm giảm hấp thu của một số thuốc. Chưa kể, do sữa nhiều canxi nên canxi khi tác dụng với thuốc, sẽ tạo thành kết tủa khó tan, khiến cơ thể không hấp thu được. Đối với những bé còn nhỏ (chỉ có nguồn dinh dưỡng là sữa) thì nên khắc phục bằng cách cho bé uống thuốc trước (hoặc sau) cữ bú ít nhất 2 tiếng đồng hồ.

Bài liên quan: 

Các mẹ ơi, đừng tự làm bác sĩ!

Lo ngại việc lập hội từ chối vắc xin

Nuôi con: 7 sai lầm “khổ lắm nói mãi”

Sai lầm “ngã ngửa” khiến con bị lùn

Vội vã cho con uống thuốc hạ sốt

Rất ít người biết rằng khi cơ thể trẻ phát nhiệt (sốt) ở nhiệt độ phù hợp  cũng có tác dụng hỗ trợ cho hệ miễn dịch của bé có cơ hội phát triên. Vì vậy, khi thấy con sốt, trước hết mẹ đừng nên vội vã cho con uống thuốc hạ sốt ngay. Mẹ nên ưu tiên biện pháp vật lí trước như lau rửa người bằng nước ấm, mặc thoáng, cho bé uống nhiều nước, ăn đồ đủ chất và loãng, dễ ăn… để bé cảm thấy thoải mái hơn. Chỉ k,5hi nhiệt độ cơ thể bé lên quá 38 độ C thì mẹ mới nên cho con uống thuốc và liên hệ với bác sĩ nhi khoa.

Không để tâm đến hạn sử dụng và bảo quản thuốc

Đừng đơn giản nghĩ cứ ra hiệu thuốc mua một vỉ thuốc về và cho con uống là xong. Mẹ cần kiểm tra ngày hết hạn của tất cả các loại thuốc trước khi cho bé uống. Luôn đậy nắp sau mỗi lần dùng thuốc và bảo quản thuốc đúng theo chỉ dẫn, thường là ở nơi thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp. Hãy đặc biệt cẩn thận với thuốc chứa vitamin vì chúng có thể gây ngộ độc nặng cho bé dưới 3 tuổi.

Thêm vào đó, không phải ngẫu nhiên mà trên bao bì của rất nhiều loại thuốc lại nhấn mạnh “Để xa tầm tay với của trẻ em” trong phần hướng dẫn sử dụng, bởi trên thực tế không thiếu trường hợp các bé phải nhập viện do người lớn bất cẩn để thuốc ở nơi bé có thể lấy được nên các bé cho vào miệng nhai, nuốt vì tưởng đó là kẹo, hoặc vì muốn bắt chước người lớn uống thuốc.

Theo H.My (Khampha.vn)
Quảng cáo Hoàng Thịnh Travel
Có thể bạn quan tâm:
  • nước uống đóng bình bình thạnh
  • xưởng may quần jean
  • giá sỉ quần jean
  • ví da
Cay mắt clip cha tặng con sinh non Có baking soda con chẳng lo táo bón
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Có baking soda con chẳng lo táo bón
Mẹo Tây của chị hàng xóm đã giải thoát nỗi ám ảnh bao lâu nay của em khi con 5 ngày liền chưa "ị'.
[Chi tiết...]
Truyện cổ tích: Sự tích hoa mai vàng
Ngày xửa... Ngày xưa... Có một cô bé rất giàu lòng yêu thương.....
[Chi tiết...]
Sửng sốt với cách dạy con qua bữa ăn của người Nhật
Đối với người Nhật, giờ ăn trưa là một phần của phương pháp giáo dục sớm.
[Chi tiết...]
Không cho bé ăn bốc vì bẩn, quá “xưa”!
Đừng "hét thất thanh" khi thấy con bốc thức ăn. Ăn bốc mang lại nhiều lợi ích vô cùng bất ngờ cho cả mẹ và bé.
[Chi tiết...]
Những sai lầm ăn uống khi nuôi con bằng sữa mẹ
Thực phẩm nhiều gia vị có thể ảnh hưởng đến hương vị của sữa và gây khó chịu cho dạ dày của bé. Mẹ dùng nhiều món ăn, bao gồm những món chứa nhiều gia vị khác nhau, không chỉ...
[Chi tiết...]
Cách cho bé ăn để mau hết bệnh
Khi trẻ bị bệnh sẽ rất biếng ăn, kém hấp thu dẫn đến thiếu năng lượng, các chất dinh dưỡng nên có nguy cơ suy dinh dưỡng rất cao, giảm khả năng đề kháng khiến bệnh lâu khỏi hơn....
[Chi tiết...]
Bố dắt con gái đi tìm “Bạch mã hoàng tử“
1.Những gì gã định làm không quan trọng bằng những gì gã đang và đã làm Đừng quá tin tưởng vào tương lai màu hồng mà chàng trai đó vẽ ra trước mặt con. Dù những lời có cánh nghe ngọt lòng ra...
[Chi tiết...]
Bài thuốc chữa viêm họng hiệu quả nhanh cho bé
Mùa nắng nóng đến cũng đồng nghĩa với việc các mẹ lo lắng con bị viêm họng nhiều hơn. Và nếu bé nhà bạn bị viêm họng hoặc amidan, hãy thử một lần áp dụng các bài thuốc cực kỳ hiệu quả...
[Chi tiết...]
Phòng chống viêm họng cho trẻ mùa nắng nóng
Đồng thời thường xuyên nhắc nhở trẻ rửa tay bằng xà bông...  Chăm sóc bé đúng cách trong ngày hè sẽ giúp bé khỏe và ngoan hơn. Sau đây sẽ là một số tư vấn trong phòng ngừa và chăm sóc trẻ...
[Chi tiết...]
LIÊN KẾT SITE
  • Thời trang nam
  • Golden Face
  • Xưởng may quần jean
DANH MỤC
  • Học làm người
  • Sức khỏe và làm đẹp
  • Kinh doanh - làm giàu
Từ khóa
  • shop áo thun nam
  • tour bãi nhỏ
  • quần jean nữ
  • shop áo lót nữ
  • cân thủy sản
Quảng cáo
4MEN SHOP
Có thể bạn quan tâm
  • ao vest nam
  • kiểu nhà cấp 4
  • nước suối wami
KIENTHUCONLINE.ORG Website là sự tổng hợp kiến thức online từ nhiều nguồn hữu ích

Liên hệ:
Website là một blog riêng của cá nhân tôi nếu bạn đọc có nhu cầu góp ý vui lòng liên hệ kienthuconline.org@gmail.com
  • Email: kienthuconline.org@gmail.com

Web hay: JeanTienMai   -  Cân Nguyên Hùng
DANH MỤC
  • Công nghệ
  • Tin học
  • Cuộc sống
  • Khám phá
  • Thời trang
  • Ẩm thực văn hóa du lịch
  • Xe
  • Online
WEB HỮU ÍCH
  • Danhsachcuahang.com
  • Thông số sản phẩm

© Copyright 2025. All Rights Reserved by KIENTHUCONLINE.ORG