Con gái tôi năm nay đã tròn 1 tuổi, từ lúc bé sinh ra đến giờ, tôi nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, hạn chế tối đa các loại sữa công thức. Tôi luôn luôn chú ý tới chế độ ăn uống của mình để đảm bảo nguồn sữa tốt nhất cho con, bởi tôi biết rằng sữa mẹ là thực phẩm hoàn hảo nhất của tự nhiên, cung cấp cho con sự khởi đầu tốt nhất trong cuộc sống.
Hiện giờ, tôi đã quay lại công việc, nhưng tôi không hề lo lắng về vấn đề cho con bú. Không có nhiều thời gian cho con bú trực tiếp, nên tôi đã sử dụng dụng cụ vắt sữa. Tới công ty, tôi đều đặn vắt sữa 2 lần/ngày, sau đó nghiên cứu cách bảo quản cẩn thận để bà nội có thể cho con uống khi tôi vắng nhà.
Tôi không dại gì cho con dùng sữa công thức bởi tôi muốn con được tận hưởng những gì tinh tuý nhất. Quan trọng là, tôi nhận thấy rằng việc cho trẻ bú mẹ không chỉ có lợi cho trẻ, mà còn có lợi cho bà mẹ trên nhiều phương diện:
1. Giúp bé chống lại bệnh tật
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các virus dạ dày, bệnh đường hô hấp, viêm tai, viêm màng não ít xảy ra hơn đối với những trẻ bé sữa mẹ, hoặc nếu xảy ra thì chỉ ở mức độ ít nghiêm trọng. Cung cấp sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sẽ mang đến sực bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của bé.
Sữa mẹ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ở trẻ. Các nhà khoa học không biết chính xác lượng sữa cần thiết để giảm thiểu nguy cơ, nhưng họ nghĩ rằng kháng thể trong sữa mẹ có thể cung cấp cho bé một hệ thống miễn dịch tốt.
Lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ kéo dài vượt qua thời kỳ cai sữa. Sữa mẹ còn có tác dụng phòng ngừa các bệnh chuyển hóa tim mạch như béo phì, cao huyết áp, lipid máu cao và bệnh tiểu đường loại 2. Đối với những em bé không được dùng sữa mẹ thì khi lớn sẽ dễ bị mắc bệnh viêm đường ruột và viêm loét đại tràng.
2. Giúp trẻ tránh bị dị ứng
Những em bé dùng sữa bột công thức có thành phần là sữa bò hoặc đậu nành thường có xu hướng bị dị ứng nhiều hơn so với trẻ bú sữa mẹ. Các nhà khoa học cho rằng yếu tố miễn dịch như IgA (chỉ có trong sữa mẹ) sẽ giúp ngăn ngừa các phản ứng dị ứng với thực phẩm bằng cách cung cấp một lớp bảo vệ cho đường ruột của bé. Nếu không có sự bảo vệ này, viêm nhiễm có thể phát triển và ảnh hưởng nghiêm trọng tới ruột của bé.
Nếu trẻ dùng sữa bộ công thức nhiều hơn sữa mẹ thì sẽ không nhận được lớp bảo vệ, do đó chúng dễ bị viêm nhiễm, dị ứng và nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm khác.
Những em bé dùng sữa bột công thức có thành phần là sữa bò hoặc đậu nành thường có xu hướng bị dị ứng nhiều hơn so ới trẻ bú sữa mẹ (Ảnh minh họa)
3. Giúp tăng trí thông minh của trẻ
Các nghiên cứu chỉ ra rằng cho con bú sữa mẹ đem lại lợi ích một phần trong việc phát triển nhận thức và ảnh hưởng cho đến tuổi trưởng thành. Cuộc khảo sát gần 4000 trẻ em đã minh chứng rằng những đứa trẻ bú sữa mẹ sẽ có điểm số cao hơn đáng kể trên bài kiểm tra từ vựng lúc 5 tuổi so với trẻ không được bú sữa mẹ.
Trong sữa mẹ chứa nhiều axit béo không no chuỗi dài đa nốí đôi ( LC-PUFAs) như DHA, ARA, là thành phần chính xây dựng não bộ và mắt của bé. Bên cạnh đó, việc cho con bú sữa mẹ sẽ giúp tạo cầu nối cảm xúc giữa mẹ và con hơn so với trẻ bú bình, giúp tăng khả năng học tập của bé sau này.
4. Bảo vệ con khỏi bệnh béo phì
Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng sữa mẹ là một giải pháp tốt giúp giảm nguy cơ béo phì, thừa cân ở trẻ. Sau khi phân tích 28 nghiên cứu phát hiện, so sánh với sữa bột bên ngoài, sữa mẹ có thể giảm thấp 15% nguy cơ trẻ béo phì trong tương lai, điều này có thể liên quan đến hàm lượng protein trong sữa mẹ khá thấp.
Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đâu đời sẽ hình thành cho con thoi quen ăn uống lành mạnh khi chúng lớn lên. Sữa mẹ chứa ít insulin (kích thích việc tạo ra các chất béo) hơn so với sữa bột công thức. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ sẽ được bổ sung leptin (một hormone mà các nhà nghiên cứu tin rằng nó đóng một vai trò trong việc điều chỉnh sự thèm ăn và lượng chất béo).
5. Giúp giảm hội chứng đột tử ở trẻ
Một nghiên cứu lớn của Đức công bố năm 2009 cho thấy bú sữa mẹ có liên quan tới việc giảm nguy cơ hội chứng đột tử trẻ sơ sinh (SIDS). Các Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) khuyến cáo cho con bú càng lâu càng tốt để giảm nguy cơ SIDS.
6. Giúp mẹ giảm nguy cơ bệnh ung thư vú và buồng trứng cũng như nguy cơ loãng xương
Bệnh ung thư phụ thuộc vào nội tiết tố thường xuyên gặp phải ở phụ nữ và tỷ lệ mắc phải những bệnh này khá cao.
Nuôi con bằng sữa mẹ kích thích sản xuất hormone bảo vệ, giúp giảm đáng kể nguy cơ ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng nếu mẹ kéo dài thời gian cho bé bú sữa. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng việc nuôi con bằng sữa mẹ còn có thể giúp ngăn chặn loãng xương – một bệnh lý xương khớp hay gặp sau thời kỳ mãn kinh.
7. Giúp mẹ đốt cháy calo và giảm cân
Cho con bú sữa mẹ giúp bạn thức dậy giảm cân sau khi sinh. Nghiên cứu lâm sàng cho thấy rằng các bà mẹ nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn hoặc một phần đã giảm vòng hông và cân nặng sau khi sinh nhiều hơn so với các bà mẹ không con bú lúc 1 tháng sau khi sinh. Điều này là do cơ thể cần thêm năng lượng cần thiết để sản xuất sữa mẹ (lên đến 500 Kcal mỗi ngày).
8. Tình mẹ cho con được thắt chặt khi cho bé bú sữa mẹ
Khoảnh khắc cho bé bú mẹ là thời khắc thiêng liêng giúp mẹ con gần nhau hơn, có thể thoải mái vui đùa cùng nhau. Điều này đem lại lợi ích cho cả mẹ và bé.
Việc tiếp xúc với bé, kề cận bé được khuyên thực hiện trong vài tuần đầu tiên để tạo sợi dây liên kết giữa mẹ và bé, giúp bé dễ dàng thích ứng với việc bú mẹ hơn. Hơn thế nữa, về lâu dài, điều này còn làm tăng thêm tình cảm giữa mẹ con.