Thông thường, sẽ có khoảng hơn 50% trẻ sơ sinh bị vàng mắt và thường sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, một số trường hợp sẽ có diễn biến nặng hơn. Trẻ sơ sinh bị vàng mắt chủ yếu có liên quan đến vàng da sinh lý (gây ra bởi sự tích tụ bilirubin trong máu). Nhìn chung, nguyên nhân gây nên tình trạng mắt trẻ sơ sinh bị vàng cần phải kể đến như sau:
Nguyên nhân và dấu hiệu mắt trẻ sơ sinh bị vàng Do lượng bilirubin trong máu tăngLượng bilirubin dư thừa (tăng bilirubin trong máu) là nguyên nhân chính gây vàng mắt, vàng da và cũng là nguyên nhân phổ biến nhất. Bilirubin là một phần bình thường của sắc tố được giải phóng từ sự phá vỡ các tế bào hồng cầu trong quá trình thoái giáng.
Trẻ sơ sinh bị vàng mắt chủ yếu là do bilirubin. (Ảnh minh họa)
Trẻ sơ sinh sản xuất nhiều bilirubin hơn người lớn do sản xuất nhiều hơn và phá vỡ các tế bào hồng cầu nhanh hơn trong vài ngày đầu đời. Thông thường, gan lọc bilirubin từ máu và giải phóng nó vào đường ruột. Gan chưa trưởng thành của trẻ sơ sinh thường không thể loại bỏ bilirubin đủ nhanh, gây ra sự dư thừa của bilirubin.
Khi tình trạng này xảy ra đối với trẻ sơ sinh thường gọi là vàng da, vàng mắt sinh lý và nó thường xuất hiện vào ngày thứ hai hoặc thứ ba sau sinh. Biểu hiện mắt trẻ sơ sinh bị vàng do bilirubin rõ nhất là cả phần mí mắt ngoài và mặt dưới đều bị vàng.
Do bị nhiễm khuẩnNgoài ra, đối với mắt trẻ sơ sinh bị ghèn vàng (không đơn thuần chỉ vàng mắt) có thể là do bị nhiễm khuẩn ngay từ khi trong bụng mẹ (chủ yếu đối với trường hợp bị vỡ ối sớm) hoặc nhiễm khuẩn lậu, nhiễm khuẩn chlamydia bởi đường sinh dục của mẹ vừa mới lọt lòng.
Do bị viêm gan BĐối với trường hợp lòng trắng mắt trẻ sơ sinh bị vàng, có thể là bị viêm gan B. Dấu hiệu của trẻ sơ sinh bị viêm gan B thường không quá rõ ràng, khá mơ hồ nên nếu như không quan sát kĩ thì nhiều mẹ khó mà nhận ra được. Khi bị viêm gan B, ngoài lòng trắng và làn da bị chuyển vàng thì trẻ thường có biểu hiện là trẻ bỏ bú, nôn ói nhiều lần, sốt cao, màu nước tiểu bị đục hơn bình thường...
Do xuất hiện vật lạ trong mắtMột số vật lạ trong mắt, có thể là hạt bụi hoặc hạt cát đã bay vào mắt bé. Nếu như những vật này không được loại bỏ khỏi mắt thì theo phản ứng tự nhiên, mắt trẻ sẽ tự động xuất hiện phần ghèn. Một số trường hợp khác là do bị viêm kết mạc mắt do vi khuẩn,triệu chứng thông thường là mắt trẻ sơ sinh bị ghèn vàng, xuất hiện mủ khiến cho hai mắt bị dính chặt lại.
Nguyên nhân khác gây vàng mắt trẻ sơ sinhMột rối loạn tiềm ẩn có thể khiến mắt trẻ sơ sinh bị vàng. Trong những trường hợp này, vàng mắt vàng da thường xuất hiện sớm hơn hoặc muộn hơn nhiều so với dạng vàng da vàng mắt trẻ sơ sinh phổ biến. Các bệnh hoặc tình trạng có thể gây vàng mắt bao gồm:
- Chảy máu trong (xuất huyết)
- Nhiễm trùng trong máu của em bé (nhiễm trùng huyết)
- Nhiễm virus hoặc vi khuẩn khác
- Sự không tương thích giữa máu của mẹ và máu của em bé.
- Viêm đường mật, một tình trạng trong đó các ống mật của em bé bị chặn hoặc bị sẹo.
- Thiếu enzyme
- Một sự bất thường của các tế bào hồng cầu của em bé khiến chúng bị phá vỡ nhanh chóng.
Bú mẹ thường xuyên là cách hạn chế tình trạng mắt trẻ sơ sinh bị vàng. (Ảnh minh họa)
Phải làm gì nếu mắt trẻ sơ sinh bị vàng?- Bắt đầu cho con bú càng sớm sau khi sinh càng tốt - tốt nhất là trong vòng một giờ ngay sau khi vừa sinh.
- Nuôi con bằng sữa mẹ sớm, thường xuyên, không hạn chế sẽ giúp loại bỏ bilirubin khỏi cơ thể em bé. Bilirubin ra khỏi cơ thể trong phân của trẻ sơ sinh, và vì sữa của bạn có tác dụng nhuận tràng, nên cho con bú thường xuyên sẽ dẫn đến nhiều cặn bẩn và do đó, làm giảm nồng độ bilirubin. Trẻ sơ sinh nên được bú tối thiểu tám lần mỗi ngày.
- Vàng mắt, vàng da đôi khi khiến trẻ buồn ngủ nên thường khiến bé bú ít đi. Vì thế, hãy đánh thức bé sau mỗi hai đến ba giờ để bú.
- Một số trường hợp, bé có thể cần phải dùng đến phương pháp quang trị liệu (điều trị bằng ánh sáng) hoặc thay máu để loại bỏ bilirubin trong máu.
Nếu trẻ sơ sinh bị vàng mắt hơn 1 tháng (hoặc lâu hơn 2 tuần), cần xét nghiệm nhiều hơn để kiểm tra những nguyên nhân khác gây vàng mắt. Chúng bao gồm nhiễm trùng, và các vấn đề với hệ thống gan hoặc mật, chuyển hóa hoặc gen. Do vậy, bạn nên tìm kiếm sự tư vấn và lời khuyên của bác sĩ bằng cách đưa bé đi khám thật sớm.