Cũng theo Giáo sư Pek Cho, đôi khi, cha mẹ quá bận rộn suy nghĩ về việc con mình sẽ trưởng thành như thế nào trong tương lai nhưng lại quên mất cần phải chuẩn bị cho con thật tốt ở hiện tại.
Con cần tình yêu từ người mẹ
"Cha mẹ thay đổi" đã phát sóng được 4 tập. Ở tập 4 là trường hợp của chị Khương Thị Hạnh (Nam Định) cùng cậu con trai 5 tuổi Trần Duy Hưng, tên thường gọi là Bi. Chị Hạnh đã ly hôn, hiện cậu con trai đang sống cùng mẹ và bà ngoại.
Cậu bé Trần Duy Hưng (5 tuổi) rất nhanh nhẹn, thông minh và cực tình cảm. Tuy nhiên, chị Hạnh lại không hài lòng vì mỗi khi sai con không làm ngay mà lại hỏi vặn, hoặc lảng đi...
Mở đâu tập phim, cậu bé Hưng cho rằng, mỗi khi mẹ cứ tức giận con là mẹ quay mặt đi lúc nằm ngủ. Sao hôm nay mẹ chẳng yêu con tí gì cả, mẹ chỉ chơi với những đứa ngoan ở ngoài kia thôi.
Chị Khương Thị Hạnh, nhân vật của tập phim cho rằng, chị không phải là người chiều con mà chiều con là hại con mình nên tôi khá nghiêm khắc trong việc dạy con.
Chị Hạnh chia sẻ, con chị luôn nhìn thái độ xem mẹ có đồng ý cho làm hay không nhưng tôi không muốn thế, nhiều việc tôi muốn cháu có thể tự quyết được.
Chị Hạnh cảm thấy vô cùng buồn bực khi con trai không nghe lời. "Tôi không phải người chiều con. Tôi đang hướng đến những điều tốt đẹp cho con.
“Bi rất sợ tôi. Mỗi khi làm 1 việc gì đó, con thường nhìn mẹ xem thái độ thế nào xem liệu có được làm hay không. Đây cũng là điều mà tôi không thích, tôi muốn con tự quyết định chứ không phải nhìn ý kiến của người khác”- chị Hạnh tâm sự.
Trong tập phim, bà và mẹ luôn ở cùng một phe, đối chọi lại với người con trai. Bởi vì trong quá khứ, trước khi người con trai được sinh ra, bà và mẹ đã luôn ở bên nhau. Họ luôn bên nhau và giống nhau là một.
Người mẹ mong muốn là con mình luôn nhanh nhẹn, tự tin như bây giờ và giành tâm huyết để nuôi con thành người tốt sau này.
Tất cả lời nói của mẹ với con trong tập phim là mệnh lệch: ăn cơm xong thì mới được ăn xoài, ăn cơm đã,… Không. Bây giờ ăn xong việc dọn bàn, dọn ghế là của con. Gái hay trai ở nhà làm hết.
“Cô ấy nói đứa con trai giống bố. Nhưng khi tôi nghe những gì cô ấy nói cô ấy đối xử với con mình theo cách cô ấy đối xử với chồng.”- Giáo sư Pek Cho nói.
Chị Hạnh chia sẻ: “Mình cũng thấy là nghiêm khắc nhưng xuất phát ở điểm rất sợ con mình giống bố nó. Rất sợ bố làm khổ con, sợ sau này con mình cũng làm khổ người khác. Không muốn con mình đi theo vết xe đổ của bố”.
Giáo sư Pek Cho cho rằng, đây là điều bạn không thường không trông đợi ở một đứa trẻ 5 tuồi. Giống như là “ con tự đưa ra quyết định”. Đứa trẻ mới 5 tuổi thôi nhưng người mẹ đang kì vọng con mình như một người trưởng thành.
Về tình huống này, Giáo sư Pek Cho - một trong những cố vấn của chương trình "Cha mẹ thay đổi", cho rằng, cuộc sống của cô ấy thiếu vắng một người đàn ông trụ cột gia đình. Và cô ấy muốn đứa con của mình nhanh chóng lấp khoảng trống đó. Vậy nên, người con trai mới 5 tuổi nhưng cô ấy yêu cầu con mình làm những việc mà một người lớn tuổi hơn mới có thể làm. Vậy nên, đứa bé sẽ không có tuổi thơ.
“Trong mỗi người luôn có một người trưởng thành và một đứa trẻ. Người trưởng thành luôn có trách nhiệm. Ví dụ việc phải có trách nhiệm lau bàn, dọn ghế, đó là công việc của người lớn. Nhưng đứa trẻ cần có niềm vui và hạnh phúc. Vậy nên, khi không có tuổi thơ khi lớn lên đứa trẻ có thể không có hạnh phúc. Cậu bé cần được sống là một đứa trẻ”- Giáo sư Pek Cho nói.
Giáo sư Pek Cho cho rằng, đứa con trai đã hình thành trong đầu quan điểm về việc đàn ông nên làm gì, phụ nữ nên làm gì. Đó là định kiến. Ví dụ, đàn ông thì dọn dẹp, đàn bà thích nấu nướng. Con thích sà vào lòng mẹ nhưng với chị Hạnh con trai như vậy là yếu đuối, không có gì là mạnh mẽ.
Giáo sư Pek Cho cho rằng, con cần tình yêu từ người mẹ. Cậu bé chạy đến mẹ, ôm mẹ, nói con yêu mẹ. Cô ấy nói “Xê tôi ra”. Với tình yêu, cô ấy đặt điều kiện. “Mẹ chỉ yêu con nếu con ngoan”. Sự tổn thương về tinh thần do không nhận đủ tình yêu từ người mẹ sẽ dẫn đến những nỗi đau sâu sắc về tâm lý.
Chị Hạnh nhận ra, vấn đề lớn nhất là mẹ không thuyết phục vài vấn đề trong cuộc sống và khi đó mình dẫn đến nổi cáu và dùng roi với con.,,, Chị luôn nói: mẹ không có kiên nhẫn với con đâu. Mẹ bực lên con chỉ ăn vụt thôi. Xỏ dép vào, lên,… Mẹ không muốn dùng roi với con, bước lên, xỏ dép vào,…
“Tôi không muốn sử dụng biện pháp đó với con mình. Nhớ lại ngày còn nhỏ,, tôi được gửi về bà và cận nuôi, khi đó bị ai đó việc tôi nghịch ở trường thì cậu đánh tôi rất nhiều. Tôi nói, nếu mẹ không chuyển cho con thì con sẽ bỏ đi. Khi đang đánh con kí ức đó lại về, hay khi đêm nhìn vết hằn của con”- chị Hạnh nhớ lạ.
Chị Hạnh dường như luôn giữ gương mặt cau có mỗi khi nhắc nhở cậu con trai
Nuôi dưỡng một đứa trẻ là công việc khó khăn
Giáo sư Pek Cho cho rằng, ở đây có rất nhiều vấn đề nghiêm trọng. Đây là những vấn đề nằm sâu trong tiềm thức của cô ấy. Từ góc nhìn của mình, cô ấy có rất nhiều trải nghiệm không tốt với đàn ông. Vậy nên cô ấy gặp khó khăn trong việc kết nối với con trai của mình.
Chị Hạnh thừa nhận, chị cũng chưa biết cách điều chỉnh mình thế nào, tôi mong tìm hướng dạy con, nói chuyện với con bằng lời nói chứ không đòn roi như thế này. Tôi sợ con sẽ xa lánh tôi.
“Đây là một cậu bé 5 tuổi hoàn toàn bình thường. Và thực ra cậu bé này rất ngoan. Cô ấy đang sợ hãi và cô ấy rất mâu thuẫn. Hiện tại, cô ấy không thể gần gũi với con trai vì những kí ức không tốt về đàn ông. Tức là, cô ấy không thể gần với con trai nhưng đồng thời lại sợ con bỏ đi”- Giáo sư Pek Cho nói.
Cũng theo Giáo sư Pek Cho, nhưng cách cô ấy đang đối xử với con trai sẽ khiến đứa con rời xa cô ấy trong tương lai.
Sau khóa học với các chuyên gia khắp nơi trên thế giới, chị Hạnh đã thay đổi cách dạy con từ đây.
Theo Giáo sư Pek Cho, nuôi dưỡng một đứa trẻ là công việc hết sức khó khăn. Tất cả đều phụ thuộc vào sự lựa chọn của các bạn. Nếu chúng ta lựa chọn sai lầm, thì mọi người đều trở lên đau khổ. Nếu chúng ta- những bậc cha mẹ đưa ra lựa chọn đúng đắn thì gia đình sẽ hạnh phúc. Đôi khi, cha mẹ quá bận rộn suy nghĩ về việc con mình sẽ trưởng thành như thế nào trong tương lai nhưng lại quên mất cần phải chuẩn bị cho con thật tốt ở hiện tại.
Sau khóa học, người mẹ nhận ra, làm sao để hài hòa được ý muốn của con và ý muốn của mình.
Theo Giáo sư Pek Cho cho rằng, hướng dẫn cảm xúc chính là việc chuẩn bị tâm thế cho con nghe mình bằng cách cho con cảm thấy là con được quan tâm, được kết nối và được hỗ trợ cảm xúc với bố mẹ.
Giáo sư Choi Sung Aie, trong tình huống mẹ con chị hạnh, vấn đề khó nhất trong “Hướng dẫn cảm xúc”. Việc nhận ra cảm xúc của người khác là cần thiết nhưng có một rào cản rất lớn trong trí não của chúng ta. Nó được gọi là Meta- Emotion.
Nguồn: https://www.tienphong.vn/giao-duc/me-don-than-buc-con-trai-khong-nghe-loi-chuyen-gia-ta...Nguồn: https://www.tienphong.vn/giao-duc/me-don-than-buc-con-trai-khong-nghe-loi-chuyen-gia-tam-ly-noi-gi-1509572.tpo?fbclid=IwAR34tM-7zRXRKyxSPBBtQoarz0R9z6gYbInJLfnUx1IUcvF2b7HNPpl03YM