Hệ miễn dịch là nền tảng quan trọng đối với sức khỏe con người, nhất là với trẻ em. Việc, tăng cường hệ miễn dịch sẽ giúp bé vượt qua nguy cơ bệnh tật tấn công, cơ thể phát triển toàn diện hơn.
Các chuyên gia cho biết, để tăng cường hệ miễn dịch tốt hơn cho con, bố mẹ nên tham khảo những cách dưới đây.
Sữa mẹ là lựa chọn đầu tiên của trẻ
Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, với hàm lượng và tỷ lệ các chất dinh dưỡng không chỉ đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và phát triển mà còn dễ tiêu hóa và hấp thu, thích ứng với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.
Sữa mẹ chứa một lượng lớn kháng thể, có thể nâng cao sức đề kháng của trẻ, ngoài ra, immunoglobulin A tiết ra trong sữa mẹ cũng có thể giúp trẻ kháng lại virus hiệu quả.
Các chuyên gia của Học viện Nhu khoa Mỹ khuyến cáo rằng, các bà mẹ nên cho con bú trong một năm, ít nhất là nên cho bé bú sữa mẹ từ 2 đến 3 tháng đầu để bổ sung khả năng miễn dịch cho trẻ.
Trong sữa mẹ có chứa các kháng thể giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé, sức mạnh của não bộ giúp bảo vệ mẹ chống lại bệnh tiểu đường.
Một số bé sẽ xuất hiện triệu chứng không dung nạp đường lactose trong thời gian bú mẹ, đây cũng là hiện tượng bình thường, bố mẹ không nên quá lo lắng.
Sữa mẹ chứa một lượng lớn kháng thể, có thể nâng cao sức đề kháng của trẻ.
Chế độ ăn uống hợp lý
William Sears - tác giả của cuốn sách Dinh dưỡng gia đình cho biết, các chất dinh dưỡng thực vật có thể làm tăng sự sản sinh ra các tế bào bạch cầu và chống nhiễm trùng cũng như chống interfere (kháng thể giúp phủ lên bề mặt tế bào và ngăn chặn virus) của cơ thể.
Nên cho trẻ ăn đủ 3 bữa một ngày, những loại thực phẩm như: gạo, dầu và muối, thịt gà, vịt và cá, rau và trái cây, trứng, sữa và các loại ngũ cốc... đều là những yếu tố quan trọng cấu thành một chế độ ăn uống hợp lý.
Bố mẹ nên duy trì chế độ ăn đa dạng, cân bằng dinh dưỡng, giúp trẻ hạn chế hình thành thói quen kén ăn. Cà rốt, đậu xanh, cam, dây tây… đều là các thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch như vitamin C và carotenoids, bố mẹ nên cố găng tăng rau củ và trái cây cho khẩu phần ăn của trẻ.
Rửa tay thường xuyên để ngăn chặn sự lây lan của vi trùng
Theo một số tài liệu ghi lại, khoảng 1,8 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết mỗi năm do bệnh tiêu chảy và viêm phổi, đây là hai kẻ giết trẻ em hàng đầu trên toàn thế giới.
Rửa tay bằng xà phòng có thể bảo vệ khoảng 1/3 trẻ nhỏ bị bệnh tiêu chảy và gần 1/5 trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phổi.
Vì vậy, việc chống vi trùng không tăng cường khả năng miễn dịch nhưng đây là một cách tuyệt vời để bảo vệ cho hệ miễn dịch của bé.
Bố mẹ có thể tập luyện cho trẻ cách rửa tay bằng cách để chúng tự chọn khăn tay và xà phòng với màu sắc rực rỡ cùng hình dạng vui nhộn. Nên dạy trẻ rửa tay bằng xà phòng hoặc nước rửa tay khi ra ngoài chơi, đi vệ sinh, trước và sau khi ăn...
Rửa tay bằng xà phòng có thể bảo vệ khoảng 1/3 trẻ nhỏ bị bệnh tiêu chảy và gần 1/5 trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phổi.
Tránh tiếp xúc với khói thuốc
Khói thuốc không chỉ gây hại cho cơ thể của chính mình mà còn gây nguy hiểm cho sức khỏe của người khác, tác hại này sẽ còn tồn tại rất lâu sau khi điếu thuốc tàn.
Có khoảng 250 chất độc hại trong khói thuốc thụ động, ít nhất 69 trong số đó là chất gây ung thư, kim loại, nitrosamine đặc trưng của thuốc lá và hydrocarbon thơm đa vòng.
Theo bác sĩ Beverly Kingsley – một nhà dịch tế học làm việc tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh ở Atlanta, trẻ em có thể bị tổn thương nhiều hơn người lớn khi tiếp xúc với khói thuốc bởi chúng hít thở với tốc độ nhanh hơn, hệ thống giải nhiệt độc tự nhiên của trẻ cũng ít phát triển.
Khói thuốc làm tăng nguy cơ, viêm phế quản, nhiễm trùng và hen suyễn ở trẻ nhỏ, làm ảnh hưởng đến trí thông minh và sự phát triển thần kinh của trẻ. Vì vậy, bố mẹ nên tránh để con mình tiếp xúc với khói thuốc để đảm bảo sức khỏe cho bé bởi trong khói thuốc lá.
Không lạm dụng kháng sinh
Khi con ốm, nhiều bậc bố mẹ vì nóng vội mà đòi cho con uống thuốc càng sớm càng tốt, nhất là sửa dụng nhiều kháng sinh, cho rằng thuốc có tác dụng nhanh, hiệu quả.
Thực tế, các loại thuốc kháng sinh nếu dùng quá nhiều sẽ khiến vi khuẩn trong cơ thể trẻ kháng thuốc, gây khó khăn cho việc điều trị bệnh. Bố mẹ không nên cho trẻ uống thuốc ngay khi trẻ bị sốt, sổ mũi nhẹ, điều này không tốt cho việc nâng cao sức đề kháng của trẻ.
Việc lạm dụng kháng sinh phổ rộng hoặc liều cao, dài ngày, không chỉ vi khuẩn có hại mà cả vi khuẩn có lợi cho cơ thể cũng bị tiêu diệt. Đối với trẻ em, hệ vi sinh đường ruột chưa hoàn thiện, nên dễ bị loạn khuẩn đường ruột, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, phát ban…
Đồng thời, hệ miễn dịch của trẻ nhỏ có mối liên hệ chặt chẽ với thành ruột và hệ vi sinh có lợi tại ruột. Các rối loạn điều hòa miễn dịch có thể xảy ra khi hệ vi sinh này mất cân bằng do lạm dụng kháng sinh, làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, viêm mũi màng kết, eczema...
Nên cho trẻ vui chơi, vận động thường xuyên, hạn chế lạm dụng thuốc kháng sinh để tăng đề kháng cho con.
Vận động nhiều hơn
Việc trẻ vận động, hay tập thể dục thường xuyên có thể nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, đẩy nhanh quá trình tuần hoàn máu và trao đổi chất.
Ranjit Chandra – Nhà miễn dịch nhi khoa tại Đại học Memorial Newfoundland cho rằng, để có thể tạo thói quen tập thể dục cho trẻ thì trước tiên bố mẹ hãy trở thành tấm gương, các hoạt động tập thể dục cho bé bố mẹ có thể tham gia.
Với các bé nhỏ, bố mẹ nên khuyến khích con tập bò, hoặc chơi các loại trò chơi vận động hợp với lứa tuổi. Đối với các bé lớn hơn, bố mẹ có thể cùng con đạp xe, chơi bóng rổ, chạy… đều là những cách rèn luyện sức khỏe tốt.
Ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc có lợi cho việc tăng cường hoạt động của tế bào miễn dịch và bài tiết hormone tăng trưởng, từ đó nâng cao khả năng miễn dịch. Trẻ em ở các độ tuổi khác nhau nhìn chung đều yêu cầu thời lượng ngủ đảm bảo mỗi ngày.
Kemper – Giám đốc Trung tâm Giáo dục Nhi khoa toàn diện và Nghiên cứu tại Bệnh viện nhi đồng Boston cho biết, trẻ sơ sinh cần đến 18 tiếng mỗi ngày để ngủ, trẻ mới biết đi thì cần đến 12 đến 13 tiếng và trẻ mẫu giáo là khoảng 10 tiếng một ngày.
Ngược lại, việc thiếu ngủ có thể khiến cho cơ thể dễ dàng mắc phải các bệnh hơn do giảm tế bào cũng như giảm hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho các tế bào ung thư phát triển.
Khuyễn khích trẻ vui chơi đúng cách, ngủ đủ giấc mỗi ngày.
Tiêm phòng đúng lịch
Nếu trẻ không được tiêm chủng hoặc tiêm không đầy đủ, tiêm chủng muộn sẽ rất nguy hiểm dẫn đến trẻ có nguy cơ cao bị mắc bệnh.
Ngay từ khi đứa trẻ được sinh ra, trẻ phải được tiêm các loại vacxin thời thơ ấu kịp thời và đúng thời gian theo kế hoạch, để thúc đẩy việc thiết lập hệ thống miễn dịch của trẻ.