Trong các loại thực phẩm cho bé ăn dặm thì trái bơ luôn được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng. Bơ được coi như thực phẩm lý tưởng nhất để trẻ nếm trong lần đầu tiên bắt đầu ăn dặm và thường đứng thứ nhất trong top loại hoa quả tốt nhất cho trẻ sơ sinh.
Chưa tính đến giá trị dinh dưỡng, các mẹ không cần nấu nướng nhiều khi dùng bơ cho trẻ ăn dặm, mà chỉ cần sơ chế là có thể sử dụng ngay.
Tác dụng của việc cho trẻ ăn bơ
- Ăn bơ giúp bé tăng cân an toàn
Trong thực tế, các chuyên gia cho biết rằng 25 đến 35% lượng calo của trẻ đến từ chất béo, chủ yếu là những chất béo không bão hòa. Quả bơ có nhiều chất béo và chúng hoàn toàn là những chất béo bão hòa đơn có lợi cho sức khoẻ. Chính vì vậy, trái bơ thường được khuyến cáo như một loại thực phẩm cho trẻ sơ sinh, những em bé từ 6 tháng tuổi trở lên đang cần rất nhiều dinh dưỡng và những em bé tăng cân chậm.
- Ăn bơ giúp trẻ thông minh
Bơ chứa rất nhiều axit béo Omega 3 - loại axit hàng đầu làm tăng tăng trí thông minh của trẻ và hệ thần kinh trung ương. Ngoài ra, các chất chống ôxy hoá trong trái bơ có tác dụng bảo vệ các tế bào não. Ngay vào giai đoạn sơ sinh, bé sẽ có khả năng phát huy tối đa não bộ khi mẹ cho con ăn nhiều bơ.
- Ăn bơ phát triển hệ thống cơ
Bơ có chứa nguồn kali dồi dào. Theo USDA, 1/2 chén bơ cung cấp 354 mg kali, nhiều hơn tới 60% so với lượng kali có trong chuối. Kali là một chất điện phân mà cơ thể cần cho các bộ phận cơ thể, các tế bào và mô hoạt động bình thường. Một trong những lợi thế của kali đối với trẻ em là vai trò của nó trong sự phát triển và xây dựng cơ bắp.
- Ăn bơ tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ
Chất xơ là một chất dinh dưỡng quan trọng mà trẻ em có được khi họ ăn bơ. Một khẩu phần 1/2 cốc chứa 4,9 gam chất xơ, chiếm 19,6% lượng chất xơ trẻ cần hàng ngày. Chất xơ giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, tránh cho trẻ bị táo bón.
- Các lợi ích khác khi cho trẻ ăn bơ
Một nửa trái bơ có chứa 15,3mg vitamin K - vitamin tan trong chất béo này giúp đông máu. Tương tự như vậy, nó có chứa 59 mg folate - chất dinh dưỡng khuyến khích sự phát triển tế bào của cơ thể. Một lượng 1,51 mg vitamin E hỗ trợ tim, tế bào hồng cầu, da và tóc. Vitamin B-6 hỗ trợ cho hệ thống miễn dịch và chức năng thần kinh cũng có ý nghĩa quan trọng trong quả bơ. Cuối cùng là 7,3mg vitamin C hỗ trợ phát triển và tăng trưởng ở trẻ em.
Cách chọn bơ đơn giản mà ngon nhất
- Quan sát màu sắc của vỏ bơ:
Quả bơ có vỏ xanh lấm tấm chấm vàng có thịt dẻo và béo hơn loại bơ tím. Quả nào có da căng bóng, nặng, cầm lên lắc nghe tiếng hạt lăn nhẹ bên trong là bơ sáp đã chín già, ngon thịt. Tuy nhiên, nếu khi lắc hạt lăn nghe quá rõ thì trái bơ đó thịt sẽ mỏng.
- Chú ý hình dáng quả bơ:
Quả bơ dài thường lợi hơn bơ tròn vì hột bơ nhỏ, lại có thêm phần cơm dày phía cuống bơ. Tuy nhiên, quả dài lại nhiều xơ hơn bơ tròn.
- Để ý phần cuống bơ
Cách bảo quản bơ lâu ngày
Các nhà khoa học cho biết, nếu con đến tuổi ăn dặm mà không được ăn bơ, mẹ đã bỏ qua “siêu phẩm vàng” giúp trẻ có được trí não và hệ miễn dịch hơn hẳn những em bé cùng lứa. Tuy nhiên, mùa quả bơ chỉ tập trung từ tháng 5 đến tháng 8. Do đó, không phải lúc nào con trẻ cũng có bơ để ăn. Vì vậy, các mẹ hãy bỏ túi ngay bí kíp bảo quản bơ lâu ngày trong ngăn đá để có bơ quanh năm cho trẻ ăn dặm.
Rửa sạch vỏ bơ nhẹ nhàng dưới nước ấm.
Dùng một con dao sắc, cắt đôi quả bơ theo chiều dọc. Tiếp đó, dùng thìa hoặc dao nhẹ ngàng tách bỏ hột bơ ra khỏi phần thịt
Dùng một cái muỗng múc hết phần thịt của quả bơ vào máy xay sinh tố đã rửa sạch
Bơ phải được xay nhuyễn khi bảo quản bằng ngăn lạnh. Để nguyên miếng, cắt, thái hạt lựu, và thậm chí bơ nghiền có thể phân hủy trong điều kiện để tủ băng khiến biến đổi kết cấu, hương vị, và chất lượng tổng thể.
Mỗi quả bơ vắt thêm nửa quả chanh. Tiếp tục xay nhuyễn để nước cốt chanh hòa đều vào trong bơ. Tính axit của chanh sẽ làm chậm quá trình oxy hóa xuống và bảo vệ chất lượng tổng thể của bơ xay nhuyễn trong thời gian dài.
Sử dụng hộp nhựa kín nắp, túi có khóa kéo hoặc túi nhựa chân không để đựng bơ.
Bơ để trong ngăn đá tủ lạnh có thể vẫn còn tốt trong vòng từ 3-6 tháng. Khi bơ biến đổi sang màu nâu thì đó là lúc chất lượng dần dần thay đổi.