Ở Mỹ, bạn có thể chọn học pre-school (nhà trẻ) trong 2-3 năm trước khi vào tiểu học. Nhưng trước đó phải học qua mầm non rồi mới lên tiểu học. Đây được coi như là “Lớp 0”. Còn ở Nhật Bản, chương trình tiểu học kéo dài trong 6 năm và được bắt đầu bằng lớp 1. Con bạn có thể dành 3 năm ở lớp mẫu giáo trước khi lên hệ tiểu học. Còn trước khi vào mẫu giáo, trẻ ít tuổi hơn cũng có thể theo học pre-school.
Công việc của tôi là giúp đỡ các giáo viên ở trường trung học vào buổi sáng và sau đó quay lại lớp mẫu giáo để ăn trưa. Mất 5 phút đạp xe giữa hai trường.
Buổi trưa ở lớp mẫu giáo
Việc đầu tiên tôi làm khi đến là cởi giày tại lối vào của giáo viên, đó là một bãi đậu xe nhỏ tách biệt với cổng chính là nơi phụ huynh thường ra vào. Tôi nhanh chóng đi một đôi giày khác giữ trong ngăn tủ, dành riêng để đi trong lớp (vì tôi không muốn mang theo một đôi giày đến 3 nơi khác nhau).
Tủ giày ở trường mẫu giáo
Sau đó tôi đến văn phòng hiệu trưởng, cô ấy xem giấy tờ rồi cho biết tôi sẽ tham dự ở phòng học nào ngày hôm đó. Theo tôi, có 3 lớp cho mỗi độ tuổi khác nhau, nenshō (bé dưới 4 tuổi), nenchū ( 4-5 tuổi) và nenchō (5-6 tuổi).
Tôi làm việc với 2 nhóm trẻ lớn tuổi nhất nên 6 tuần một lần, tôi sẽ gặp lại cùng 1 lớp. Mỗi lớp có một cái tên dễ thương riêng (ví dụ như tên loài hoa hoặc con vật) và có những chiếc mũ có màu hợp với tên lớp. Tôi nghĩ những chiếc mũ chủ yếu dùng để bảo vệ các bé khỏi ánh nắng mặt trời khi ra ngoài nhưng cũng giúp giáo viên quản lý được các bé xếp hàng trong các chuyến đi hoặc hoạt động ngoài trời.
Trẻ ở trường mầm non cũng được mặc đồng phục, tất cả đều có một mẫu y hệt nhau, vì thế các bé gái cũng được mặc quần chứ không phải váy như ở trường tiểu học và trung học cơ sở.
Tôi hay đến vào những giờ khác nhau, phụ thuộc vào thời gian ra khỏi ngôi trường kia. Thỉnh thoảng tôi đến vào lúc các bé vẫn chơi bên ngoài hoặc tham gia một hoạt động gì đó, lần khác thì là khi chúng đang chuẩn bị ăn trưa hoặc đã ăn xong. Bất cứ khi nào tôi đến, lũ trẻ ngay lập tức chào đón tôi bằng một dàn hợp xướng “Cô giáo Stephanie! Cô giáo Stephanie!” rồi hỏi tôi sẽ dạy lớp nào. Khi tôi nói rằng tôi sẽ dạy lớp này, những đứa trẻ ở lớp ấy sẽ nhảy lên và reo hò ăn mừng. Thật khó để từ chối đến những nơi mà bạn nhận được sự chào đón dễ thương như thế!”
Ăn trưa:
6 lớp của tôi đều theo một trình tự ăn trưa giống nhau. Đầu tiên, các bé đến nhà vệ sinh để rửa tay. Sau đó, chúng ngồi vào bàn, nơi được đặt sẵn khăn ăn, đũa và một túi vải nhỏ để cất đồ. Mỗi lớp có khoảng 20 trẻ, mỗi bàn sẽ có 4-5 trẻ.
Nếu tôi đến vào lúc sắp ăn trưa, tôi sẽ giúp giáo viên xúc cơm, súp hoặc bất cứ món nào cần cho vào bát, rồi đặt trên một chiếc bàn để đối diện với lớp học. Bọn trẻ sẽ đứng xếp hàng và nhận một chiếc bát. Một vài bé ăn rất ít, ngược lại cũng có bé ăn nhiều. Chúng được phép yêu cầu ăn ít hoặc nhiều hơn, nhưng phải ăn hết số thức ăn đó. Nếu không kịp ăn xong, các bé sẽ ngồi ăn ở chiếc bàn trước cửa cho đến khi hoàn tất bữa trưa, cho dù cả lớp đang làm gì.
Trẻ có nhu cầu đặc biệt (trẻ cần được chăm sóc và chú ý hơn những đứa trẻ khác) cũng đến lớp mẫu giáo và tham gia hầu hết các hoạt động. Những trẻ này thường được một giáo viên cá nhân “riêng” đi kèm và sẽ cùng dùng bữa với đứa trẻ đó. Nếu tôi đến một lớp có cả giáo viên bình thường lẫn giáo viên cá nhân, 3 chúng tôi sẽ cùng làm việc.
Mỗi học sinh có một túi đựng đồ ăn riêng
Cũng giống như ở các trường tiểu học và trung học cơ sở, học sinh chỉ có thể bắt đầu bữa ăn khi tất cả đều ngồi xuống, đồ dùng và thức ăn được đặt trên bàn. Đối với các nenchō (5 và 6 tuổi), giáo viên sẽ gọi tōban (lunch duty) là các bé có nhiệm vụ phục vụ bữa trưa cho cả lớp, mang thức ăn đến cho từng bàn. 4 trẻ đi đến, giáo viên cho chúng biết sẽ cần nói gì. Sau đó chúng sẽ nói chính xác những gì được bảo:
“Bữa trưa hôm nay là…” (rồi thay phiên nhau thông báo những món ăn có trong thực đơn mà giáo viên giao cho để thông báo). Lúc này, cả lớp sẽ im lặng chờ.
Tiếp theo, giáo viên sẽ thông báo thời gian ăn trưa là bao lâu. Các bé chưa biết xem thời gian nhưng chúng biết các con số trên đồng hồ, vì thế các tōban sẽ nói ‘Hôm nay, chúng ta sẽ kết thúc bữa trưa ở số 7” (12:35’). Sau đó, cả lớp đồng thanh: “Chúng con hiểu rồi ạ/Chúng con sẽ ăn xong đúng giờ”.
Sau đó, giáo viên sẽ chơi một bản nhạc piano dễ thương dành cho bữa trưa và học sinh hát cùng. Giáo viên sẽ chèn tên của các loại thức ăn của bữa trưa vào bài hát và các bé hát theo.
Khi bài hát kết thúc, cô giáo nói “Được rồi, chúng ta hãy cùng vỗ tay nào”. Cả lớp: “Cám ơn cô vì bữa ăn ạ. Con sẽ ăn rất cẩn thận”.
Cô giáo: “Bây giờ các con có thể ăn được rồi” (Câu nói rất lịch sự nhưng cũng rất dễ thương khi nghe lũ trẻ nói)
Cả lớp: “Chúng con cám ơn cô nhiều”
Cô giáo: “Không có gì đâu các con”
Lúc này, các bé có thể nhấc đũa và bắt đầu bữa ăn. Với giáo viên sẽ mất nhiều thời gian hơn. Trước khi ăn, cô giáo sẽ nói: “Bây giờ cô giáo cũng sẽ dùng bữa” và học sinh đáp: “Mời cô ạ”, “Cám ơn các con”.
Có vẻ như trước bữa ăn sẽ cần phải nói khá nhiều nhưng đừng lo vì khi bạn có mặt ở đó mỗi tuần, bạn sẽ nhớ được hết.
Một bữa trưa tại trường
Sau bữa trưa:
Hoạt động sau bữa trưa phụ thuộc vào ngày hôm đó và thời tiết. Nếu trời mưa hoặc rất nóng, chúng tôi sẽ không ra ngoài chơi hoặc chỉ trong sân cát. Thông thường chúng tôi chơi trong nhà với nhiều món đồ chơi hoặc giáo viên có thể đọc một cuốn sách. Nếu tôi có mặt ở lớp, chúng tôi có thể chơi trò chơi bằng tiếng Anh nữa. Vì tôi không dạy học nên công việc của tôi ở lớp chủ yếu là sử dụng tiếng Anh với lũ trẻ. Dù vậy tôi thường hay quên mất rằng mình đang làm việc ở đây. Một vài trò chơi tôi thường sử dụng như đơn giản là “làm theo những gì cô nói” bằng tiếng Anh, Duck duck Goose (tôi chuyển thành “monkey-monkey-gorilla”) và gần đây là Four Corners.
Ban đầu tôi từng không biết phải làm gì ở đây, nhưng từ khi chỉ dự mỗi lớp 6 tuần một lần nên tôi không bị “hết vốn”. Tôi cũng từng đọc cuốn Dr. Seuss's ABC (người giáo viên tiếng Anh trước đó để lại), nó khá dài nhưng cũng hài hước nên dù không hiểu nhưng bọn trẻ vẫn thích. Bọn trẻ sẽ đọc theo tôi dù tôi không thực sự gợi ý chúng làm vậy.
Hầu hết học sinh sẽ về nhà vào buổi chiều sớm nhưng cũng có những lớp ở lại lâu hơn.
Khi lũ trẻ muốn xà phòng rửa tay, chúng sẽ nói “Cho con xin xà phòng, thưa cô” tôi sẽ lấy dùm chúng và sau đó đến ăn cùng, quy trình tương tự (nhưng đơn giản hơn) như giờ ăn trưa. Sau khi giúp quét dọn lớp học, tôi sẽ về nhà.