Trẻ nhỏ bắt chước rất nhanh, đó là lý do vì sao ở giai đoạn mẫu giáo trẻ tập nói học hỏi được nhiều điều từ trường học, cô giáo và bạn bè. Bên cạnh những điều tốt cũng không tránh khỏi những điều xấu, cha mẹ cần chú ý để ngăn chặn khi cần thiết, để tránh con bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Mới đây một bà mẹ xứ Trung đăng tải lên mạng xã hội nỗi bức xúc của mình về sự thay đổi của con trai sau một thời gian đi học mẫu giáo. Bà mẹ nói rằng gần đây cô phát hiện con trai mỗi ngày đi mẫu giáo về đều hát nghêu ngao những bài hát với ca từ rất lạ ví dụ như "Em yêu, uống một ly đi, đây là ly rượu mà em yêu thích"; "AAA, con là con của mẹ"; "Con không có K, con không có K, khủng long mang sói, mang con sói"....
Hầu hết các ca từ bài hát này đều là những bài hát của một số trang mạng xã hội nổi tiếng là Tik Tok hay Douyin. Theo chị những câu từ bài hát này hoàn toàn không hợp với lứa tuổi của con chị. Điều lạ là gia đình không bao giờ mở những bài hát này cho con trai nghe nên chị chắc chắn đứa trẻ đã học được ở trường học. "Tại sao cô giáo mầm non lại để trẻ nghe những bài hát không phù hợp như thế này" - người mẹ thắc mắc.
Người mẹ đã gặng hỏi con trai học những lời bài hát này ở đâu thì chính xác câu trả lời nhận được là "cô giáo ở trường cho con xem để múa theo nhạc". Bà mẹ tiếp tục hỏi con có biết ý nghĩa của bài hát không thì đứa trẻ nói rằng không biết, chỉ vì cô giáo bật, các bạn cùng hát nên con cũng hát theo mọi người.
Bà mẹ bày tỏ nỗi bức xúc khi cô giáo lại không biết lựa chọn bài hát nào là phù hợp để dạy trẻ nhỏ như thế. Chị đã có ý kiến với nhà trường và giáo viên hướng dẫn của lớp thì nhận được câu trả lời "Sẽ lưu ý kĩ hơn về việc chọn bài hát phù hợp cho các con".
Câu trả lời quá qua loa nên người mẹ vẫn vô cùng bức xúc và chị bày tỏ sẽ thật đáng sợ nếu những ca từ được tiêm nhiễm vào đầu những đứa trẻ mỗi ngày thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra với các con. Tuy nhiên chị chờ đợi sự thay đổi của cô giáo và nhà trường bằng không sẽ cho con thôi học. Quan điểm của bà mẹ nhận được sự đồng tình của rất nhiều người.
Hầu như chúng ta đều biết trẻ nhỏ có khả năng học hỏi, bắt cưới rất nhanh. Đặc biệt, trẻ vẫn chưa phân biệt được đúng sai nên dễ sao chép những điều chưa tốt.
Nếu một đứa trẻ sống trong gia đình có nhiều thành viên thường xuyên nói tục, chửi bậy thì sẽ dần dần hình thành theo thói quen nguy hiểm này.
Đặc biệt ở độ tuổi trẻ đang tập nói, nên rất dễ bắt chước những ngôn ngữ mới lạ. Môi trường xung quanh nhiều người thường nói tục, chửi bậy thì rất khó để trẻ tránh được việc nói bậy.
Ngoài ra, nguyên nhân khiến trẻ nói tục, chửi bậy còn do việc tiếp thu từ phim ảnh, internet hay nói tục để thể hiện cái tôi với bạn bè.
Do vậy, các bậc phụ huynh cần có những biện pháp uốn nắn và lời khuyên phù hợp để xử trí trước tình huống trẻ nói tục, chửi bậy.
Ngắt lời khi bạn đang nói chuyện
Con bạn có vẻ như đang rất háo hức để kể cho bạn nghe một chuyện gì đấy, nhưng việc chen ngang vào cuộc hội thoại của bạn nhiều lần sẽ khiến bé nghĩ là bé có quyền nhận được chú ý từ người khác bất cứ khi nào. Điều này dần dần sẽ hình thành thói quen xấu cho bé. Càng để lâu không sửa thì sau này bố mẹ càng khó dạy con.
Cách xử lý: Lần tới trước khi bạn gọi điện hay nói chuyện với bạn bè thì bạn hãy dặn bé rằng bạn cần sự yên tĩnh và con không được ngắt lời khi mẹ đang nói. Sau đó hãy cho bé chơi trò chơi hoặc tham gia hoạt động gì đấy thu hút được bé. Khi bé kéo tay bạn trong khi bạn đang nói thì hãy chỉ bé ra ghế ngồi và chờ cho đến khi bạn xong và cho bé biết rằng bạn sẽ không đáp ứng yêu cầu nào của bé nếu như bé cứ cắt ngang bạn.
Không để ý lời bạn nói
Nếu như bạn cứ để bé tiếp tục hành xử như vậy, bé sẽ trở nên bướng bỉnh và ngang ngạnh hơn.
Cách xử lý: Nếu bé không chịu nghe lời bạn thì bạn hãy nói hậu quả của hành động đấy cho bé biết. Ví dụ như “Nếu mẹ nói con một lần mà con không nghe theo thì con chỉ được phép xem một bộ phim ngày hôm thôi đấy.
Chơi quá thô bạo
Nếu như khi đang chơi với bạn bè, bé đánh hay đẩy bạn thì mẹ cần can thiệp ngay. Mẹ không nên bỏ qua chuyện này vì nếu để lâu dài thì hành vi này có thể trở thành thói quen vì bé nghĩ đánh người khác là việc làm bình thường.
Cách xử lý: Kéo con bạn sang một bên và nói với bé: “Con làm thế là đau bạn A, con sẽ cảm thấy thế nào nếu bạn ấy cũng làm thế với con?” Mẹ hãy cố gắng giải thích cho bé hiểu rằng bất kì hành động làm đau người khác nào đều không tốt. Lần tới trước khi bé bắt đầu chơi, bạn hãy nhắc nhở bé không được đánh hay đẩy bạn nữa và luyện trước cho bé những gì bé nên nói khi bé thấy tức giận. Nếu bé tiếp tục hành động như vậy thì bạn có thể ngừng không cho bé chơi nữa.
Tự ý lấy đồ vật
Nếu bé có thể tự lấy đồ dùng như DVD, đồ ăn mà không hỏi ý kiến bạn thì đúng là có chút tiện lợi. Nhưng việc bé tự làm những hành động mà đáng lẽ cần sự đồng ý của bạn sẽ không thể dạy cho bé biết rằng có những quy tắc bé cần phải tuân theo. Lúc bé 2 tuổi bạn có thể thấy việc này thú vị, nhưng khi bé lên 8, tự ý đi chơi xa mà không hề nói cho bạn hay thì lúc đó lại là rắc rối lớn. Do đó, bố mẹ cần phải dạy con từ nhỏ về phép tắc lịch sự, tôn trọng quyền riêng tư, sở hữu của người khác.
Cách giải quyết: Thiết lập một số quy tắc trong gia đình và phổ biến cho bé thường xuyên. Nếu như bé bật tivi khi chưa được phép thì hãy yêu cầu bé tắt đi và nói “Con cần phải hỏi ý kiến mẹ trước khi con bật tivi”. Việc nói ra quy tắc rõ ràng thường xuyên sẽ giúp bé tiếp thu chúng dễ hơn.
Nói quá sự thật
Thỉnh thoảng bé nói dối bạn là con đã dọn dẹp giường trong khi trước đó bé chưa hề làm việc này, hay nói dối bạn bè là đã đến Disney World trong khi bé chưa bao giờ đi máy bay. Có thể bạn sẽ cảm thấy đây không phải là vấn đề lớn, nhưng thực tế thì đây là chuyện cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến nhân cách của bé. Nói dối sẽ trở thành thói quen xấu nếu như bé nghĩ rằng đó là một cách đơn giản để người khác nghĩ mình đẹp hơn hay để tránh làm thứ bé không muốn
Cách giải quyết: Mỗi khi bé nói dối, bạn hãy ngồi xuống và nói chuyện với bé. “Mẹ biết là con sẽ rất vui nếu được đi đến Disney World, có thể chúng ta sẽ đi một ngày nào đó, nhưng bây giờ con không nên nói với bạn A rằng con đã đi đến trong khi con chưa. Nếu con nói không thật như vậy nhiều lần thì người khác sẽ không tin những gì con nói nữa đâu”. Bạn cũng có thể kể cho bé nghe câu chuyện “Chú bé chăn cừu” vì chuyện cổ tích sẽ giúp bé có cách nhìn đúng đắn hơn về tác hại của nói dối.