“Hầu hết các cặp vợ chồng trẻ đều nghĩ muốn có con chỉ cần “Just do it”, nhưng việc quan trọng đầu tiên mà bạn và anh ấy nên làm đó là đến gặp bác sĩ để tư vấn và người vợ cần đi khám sản phụ khoa”, bác sĩ Võ Triệu Đạt, khoa Sản phụ khoa Bệnh viện FV, TP.HCM, cho biết. Không như nhiều người thường nghĩ, khám sức khỏe để chuẩn bị mang thai hay còn gọi là khám tiền sản có vai trò hết sức quan trọng để có một thai kỳ khỏe mạnh.
đến nhiều hệ lụy cho những phụ nữ sắp làm mẹ như biến chứng thai kỳ, đe dọa sức khỏe của mẹ và thai nhi. Ngoài duy trì một lối sống lành mạnh, phụ nữ nên kiểm tra sức khỏe trước khi chuẩn bị mang thai. Nếu mắc những bệnh như thiếu máu, tiểu đường, bệnh lý tuyến giáp, bệnh tim, phổi, viêm gan... người đó cần điều trị trước và nhờ bác sĩ tư vấn thời điểm mang thai. Đối vối trường hợp của Tú Trinh, hiện chị đang dùng thuốc kháng vi-rút để ngăn ngừa bệnh lây từ mẹ sang con nhưng vẫn rất lo lắng vì tỷ lệ lây nhiễm trong 3 tháng đầu thai kỳ hoàn toàn có thể xảy ra. Sau khi sinh, chị còn phải thực hiện nhiều xét nghiệm cho em bé.
- Kiểm tra các vấn đề tâm lý và bệnh lý.
- Tiền sử nhập viện, phẫu thuật, phá hoặc sẩy thai.
- Tiền sử bệnh lý của cha mẹ, ông bà của vợ và chồng như người nhà mắc bệnh tâm thần, bệnh di truyền như thiếu máu Thalassemia, hội chứng down, dị tật bẩm sinh…
Việc khám và tư vấn này nhằm xác định nguy cơ di truyền bệnh từ mẹ sang con, tìm ra lựa chọn tốt nhất cho mẹ và bé, đồng thời xác định cặp vợ chồng đó nên có con hay không.
Vượt cạn an toàn không chỉ là nhiệm vụ của riêng nữ giới, người chồng cũng cần thực hiện một số xét nghiệm. Cùng nhìn qua bảng phân công bên dưới trước khi trở thành bố mẹ tương lai nhé:
Vợ
- Khám sức khỏe tổng quát bao gồm khám nhũ và phụ khoa để kiểm tra buồng trứng, tử cung…
- Ngừng hút thuốc, uống rượu vì các thói xấu này có thể làm giảm khả năng thụ thai và gia tăng khả năng sẩy thai, thai lưu.
- Xét nghiệm máu để kiểm tra HIV, các bệnh lây qua đường tình dục và vấn đề tuyến giáp.
- Xét nghiệm máu nhằm kiểm tra nhóm máu Rh+ hoặc RH-. Nếu người mẹ thuộc nhóm máu RH-, bố là RH+, em bé có thể bị vàng da do bất đồng nhóm máu hệ RH giữa mẹ và con. Khi đó, bác sĩ có thể áp dụng biện pháp phòng ngừa là tiêm chất anti-D vào thời điểm thích hợp.
- Nhờ bác sĩ tư vấn về những loại thuốc đang dùng, đặc biệt là các loại hóa trị, kháng sinh... có thể gây xuất huyết, sẩy thai, trẻ sinh ra nhẹ cân...
- Lập chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất và tập thể thao đều đặn. Tránh để chỉ số khối cơ thể ở mức quá thấp hoặc thừa cân, béo phì vì dễ dẫn đến cao huyết áp, tiểu đường thai kỳ.
- Kiểm tra răng miệng vì phụ nữ trong quá trình mang thai và sau khi sinh rất dễ mắc các bệnh về răng do phải ăn nhiều bữa, đồng thời hoóc-môn trong thai kỳ cũng làm cho nướu nhạy cảm, dễ viêm, dễ chảy máu hơn bình thường.
Chồng
- Khám sức khỏe tổng quát, kể cả nam khoa để hiểu rõ về sức khỏe sinh sản của mình.
- Ngưng hút thuốc, uống rượu vì đây có thể là nguyên nhân làm giảm chất lượng tinh trùng và sức khỏe của đứa con tương lai.
- Tư vấn với bác sĩ về các loại thuốc và dược phẩm đang dùng.
- Phòng chẩn đoán trước sanh, Bệnh viện Từ Dũ, 284 Cống Quỳnh, Q. 1, TP. HCM, điện thoại: (08) 3839 2722.
- Khoa khám bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện Bạch Mai, 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội, điện thoại: ((04) 3868 9711.
- Bộ phận kiểm tra sức khỏe, Bệnh viện FV, 6 Nguyễn Lương Bằng, Q. 7, TP. HCM, điện thoại: (08) 5411 3660.