Hàng ngày hàng giờ trên đất nước Trung Quốc, có hàng nghìn vận động viên (VĐV) nhỏ tuổi miệt mài bên sàn tập với những giáo án vô cùng khắc nghiệt. Để trở thành VĐV chuyên nghiệp đóng góp cho tổ quốc những huy chương vàng Olympic, các em phải xa gia đình, trải qua nhiều năm khổ luyện, không có được bất cứ kỳ nghỉ nào và đương nhiên, tuổi thơ lớn lên cũng không giống như bao bạn bè cùng trang lứa.
Những hình ảnh được phóng viên quốc tế ghi lại tại những trung tâm huấn luyên thể dục thể thao chuyên nghiệp cho trẻ em ở Thượng Hải và Bắc Kinh khiến dư luận thế giới ngỡ ngàng.
Để trở thành một vận động viên có khả năng chiến thắng trong các kỳ Olympic tương lai, những em bé này phải được huấn luyện từ khi chỉ mới 4-6 tuổi.
Tất cả những phương pháp huấn luyện khắc nghiệt nhất đều được áp dụng chỉ với một mục tiêu nhằm đạt được "giấc mơ Olympic".
Để học tại những trường thể thao này, tất cả các em nhỏ ở đây đều phải là những em bé có tố chất thể thao cực tốt, được xét duyệt nghiêm ngặt từ nhiều trường tiểu học khắp đất nước.
Nhiều người vẫn nói Thượng Hải là cái nôi đào tạo nhiều vận động viên nổi tiếng nhất Trung Quốc.
Những cậu bé còn "vắt mũi chưa sạch" trải qua bao đau đớn, khổ luyện với mong ước được trở thành những vận động viên chuyên nghiệp.
Gương mặt đầy biểu cảm của một bé trai đang cố gắng thực hiện động tác khó.
Một huấn luyện viên đang hướng dẫn học trò của mình.
Trung Quốc nổi tiếng với việc thúc đẩy trẻ nhỏ đến giới hạn thể chất để truy tìm những vận động viên tiềm năng. Chiến thuật gây tranh cãi của họ đã chứng minh có hiệu quả trong Thế vận hội Olympic năm 1980.
Nhiều người đặt câu hỏi nơi đây là trung tâm đào tạo hay "lò tra tấn" các em nhỏ.
Để đảm bảo có được sự phát triển tốt nhất về thể chất và sức khoẻ, các vận động viên nhí được ăn và sinh hoạt theo một chế độ rất nghiêm ngặt.
Vất vả là vậy nhưng mỗi năm vẫn có rất nhiều em nhỏ không đạt được yêu cầu và phải rời khỏi trường.
Các bài tập khắc nghiệt với tính kỷ luật cao.
Báo chí quốc tế gọi Trung Quốc là "nhà máy" sản xuất huy chương khổng lồ. "Nguyên liệu" đầu vào là những con người còn rất trẻ, được tuyển chọn từ nhiều nơi, khi người ta phát hiện chúng có tố chất thể thao.
Các em bé đang thực hiện bài tập trồng cây chuối.
Những đứa trẻ phải chịu đựng những bài tập về sức chịu đựng, sức bền, căng cơ đôi khi vượt quá giới hạn chịu đựng ở độ tuổi của chúng trong nhiều giờ.
Những hình ảnh này xuất hiện khi thái độ về giáo dục đang thay đổi ở Trung Quốc.
Ngày càng ít cha mẹ đang kí cho con học thể thao vì muốn trẻ tập trung hơn vào việc học văn hoá.
Trước việc nhiều "lò luyện gà Olympic" đóng cửa hàng loạt do thiếu học sinh, Trung Quốc đã phải thay đổi chính sách, chương trình giảng dạy mới để thu hút phụ huynh các em nhỏ.