Trẻ em ngày nay có điều kiện sống tốt hơn, nhưng sức bền kém hơn?
“Ngày nào cũng như ngày nào, con gái lớn nhà mình cứ buổi sáng đi học thì hoạt bát, vui vẻ, hào hứng chơi với các bạn bao nhiêu, thế mà đến chiều khi mẹ đón về nếu không ngủ gật trên xe thì mặt mũi cũng gà gật, buồn thiu, không hứng thú với bất cứ hoạt động nào. Có những ngày, mình đưa con đi học ngoại khóa sau giờ học, nhưng con không tập trung, ngáp ngắn ngáp dài. Mình cũng để ý mỗi lần con phải làm bài thi buổi chiều thì kết quả thường không tốt như khi làm buổi sáng”, Phan Nữ Uyên Nhi, nữ Youtuber chuyên về mảng sức khỏe mới đây vừa chia sẻ trên trang cá nhân của mình.
Chị Uyên Nhi kể thêm rằng, khi trò chuyện với các phụ huynh khác, chị mới nhận ra các bạn cùng lớp của con cũng gặp vấn đề tương tự. “Ban đầu mình cũng không hiểu tại sao, bởi gia đình mình vốn rất quan tâm tới vấn đề dinh dưỡng, nên ngày nào dù bận mấy mình cũng luôn chú ý chuẩn bị ba bữa đầy đủ cho con. Mình cứ nghĩ như vậy là đủ rồi”.
Tâm sự của Phan Nữ Uyên Nhi cũng là tâm sự của rất nhiều bậc phụ huynh ngày nay, khi tưởng như đã chăm sóc rất chu đáo cho con về khẩu phần dinh dưỡng, nhưng con vẫn thường xuyên gặp tình trạng buổi sáng thì tràn trề năng lượng, nhưng đến đầu giờ chiều là uể oải, mặt mũi tiu nghỉu như hết pin. Điều này không chỉ xảy ra ở các em thể chất yếu mà cả ở những đứa trẻ khoẻ mạnh. Sự hụt sức này là một dấu hiệu cho thấy con trẻ đang thiếu sức bền.
Sức bền là năng lực duy trì khả năng vận động trong một thời gian dài nhất mà cơ thể có thể chịu đựng được. Dù là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá năng lực thể chất của trẻ em, nhưng từ trước tới nay sức bền lại ít được để ý hơn các tiêu chí như chiều cao, cân nặng. Theo nghiên cứu được đăng trên tạp chí quốc tế về dinh dưỡng hành vi và hoạt động thể chất BMC1 năm 2022, trẻ có tham gia vận động và duy trì được sức bền tiếp thu bài học tốt và thuận lợi hơn 73% so với trẻ không có vận động và duy trì được sức bền.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - nguyên phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia với hàng chục năm công tác khám chữa bệnh và nghiên cứu, cho biết: “Thiếu sức bền dễ khiến trẻ chậm tăng trưởng về cân nặng và chiều cao, giảm khả năng ghi nhớ, ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch, thể lực, dễ khiến trẻ mất tự tin khi tham gia các hoạt động thể thao nói riêng và các hoạt động khác trong đời sống hằng ngày”.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải cải thiện sức bền cho trẻ.
Có nhiều lý do khiến cho trẻ em Việt ngày nay tuy được tận hưởng điều kiện tiện nghi và đầy đủ hơn, nhưng sức bền lại giảm sút đáng kể so với các thế hệ trước. Một nguyên nhân quan trọng, theo bác sĩ Nguyễn Văn Vinh, bác sĩ chuyên khoa Nhi tại Đại học Y Hà Nội, đến từ thực tế rằng một ngày của trẻ rất dài với rất nhiều hoạt động từ trí não đến thể chất; nhưng sức bền, sức khỏe, thể lực của trẻ không được tăng thêm.
Với điều kiện kinh tế các gia đình ở Việt Nam ngày một phát triển, trẻ em có cơ hội được học tập toàn diện và khai sáng tối đa tiềm năng. Bên cạnh việc học chính khoá, các em được đầu tư để học thêm thể thao, nghệ thuật, tham gia các hoạt động ngoại khoá và hoạt động xã hội. Chính vì vậy, để các em luôn có đầy đủ năng lượng cho lịch trình dài hằng ngày, việc bồi dưỡng sức bền cho con trở thành trăn trở của nhiều phụ huynh.
Đa dạng hóa bữa ăn là tốt, nhưng còn cần bổ sung đủ nhóm chất để tăng sức bền
Cũng trong cuộc khảo sát trên, 91% các bà mẹ tin rằng sức bền sẽ giúp cho trẻ có đủ năng lượng để duy trì trạng thái tươi tỉnh đến cuối ngày. Mặc dù vậy, nhiều người vẫn loay hoay chưa tìm ra cách khoa học để nâng cao sức bền cho con.
Diễn viên Bảo Thanh, mẹ của bé Bin 12 tuổi và bé Nu 2 tuổi rưỡi, chia sẻ rằng bé lớn đôi khi về đến nhà là tinh thần và cơ thể chỉ còn khoảng 50% năng lượng so với đầu ngày. Thấy con mệt mỏi, chị bổ sung cho con trái cây theo mùa và cho con ăn thêm một vài món ăn theo sở thích. Đã cố gắng cân bằng thực đơn cho gia đình gồm rau, củ, thịt, cá, trứng, sữa, nhưng chưa thấy sức bền của con được cải thiện đáng kể, Bảo Thanh tìm hiểu ý kiến của chuyên gia.
Diễn viên Bảo Thanh chia sẻ về việc tìm cách cải thiện sức bền cho con
Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm tư vấn, việc vận động thể chất và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng là hai yếu tố then chốt để đảm bảo sức bền cho trẻ em. Với vận động thể chất, trẻ em có thể tập những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp lứa tuổi, trong khi đó, để điều chỉnh khẩu phần dinh dưỡng đúng khoa học, phụ huynh không nên đơn giản là chỉ tăng khẩu phần ăn.
Theo bác sĩ, quan điểm “con ăn được nhiều là tốt” là chưa đầy đủ, vì nếu con trẻ ăn đủ bữa nhưng chỉ ăn những món mình thích thì vẫn không có lợi cho sức khỏe. Thậm chí, kể cả khi có ý thức đa dạng bữa ăn hằng ngày thì cũng vẫn cần bổ sung đầy đủ các nhóm chất như Carbohydrate và Vitamin nhóm B như B2, B3, B6,… để cải thiện sức bền cho cơ thể.
Một nghiên cứu do Viện Dinh dưỡng chủ trì đã chứng minh rằng sản phẩm dinh dưỡng sữa lúa mạch Nestlé MILO khi kết hợp với vận động thể chất có những tác động hiệu quả và tích cực để trẻ em tăng cường sức bền. Vì vậy, bên cạnh ba bữa ăn chính trong ngày, kết hợp cùng một hộp sữa dinh dưỡng cùng việc rèn luyện thể chất sẽ là sự tiếp sức cho phép con trẻ có đầy đủ năng lượng cho cả một ngày dài hoạt động.
Trong thời đại kinh tế xã hội có nhiều tiến bộ, trẻ em được thỏa sức trải nghiệm và theo đuổi đam mê, phụ huynh cần hỗ trợ con nâng cao sức bền để có thể phát huy tối đa tiềm năng của trẻ, thông qua vận động và dinh dưỡng hợp lý.