Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng hiện nay vô cùng phong phú tùy thuộc phương pháp ăn dặm mà mẹ chọn. Thế nhưng, áp dụng thực đơn ăn dặm truyền thống sẽ phù hợp với văn hóa người Việt và vẫn đảm bảo đủ chất cho con.
Nhiều mẹ rất boăn khoăn không biết phương pháp ăn dặm nào tốt nhất cho bé. Tuy nhiên, mỗi bé sẽ phù hợp với một loại phương pháp ăn dặm khác nhau, phụ thuộc vào thể trạng cũng như tính cách. Trong đó việc áp dụng phương pháp ăn dặm truyền thống khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng là phương pháp được nhiều thế hệ người Việt áp dụng từ lâu. Không chỉ phù hợp với văn hóa Việt mà còn đảm bảo đầy đủ chất cho bé khỏe mạnh và phát triển.
Ăn dặm truyền thống được nhiều mẹ Việt sử dụng trong việc nuôi con nhỏ. Cách chế biến cơ bản của phương pháp này là xay nhuyễn các loại thức ăn và trộn chung vào loại đồ ăn chính, ban đầu là với bột, sau đó là các loại thịt, cá, rau, củ để tạo ra các món cháo và bột phong phú giúp trẻ thích ăn hơn.
Cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi trở lên
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng theo phương pháp truyền thống cần lưu ý những gì? Những nguyên tắc vàng trước khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng- Chỉ tập ăn dặm khi trẻ đã sẵn sàng. Nếu ăn dặm quá sớm, hệ tiêu hóa của trẻ làm việc quá sức sẽ khó hấp thu dưỡng chất và dễ mắc bệnh. Ngược lại, nếu cho trẻ ăn dặm quá muỗn sẽ thiếu chất dinh dưỡng cho sự phát triển của con. Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo nên tập cho bé ăn dặm truyền thống từ 6 tháng tuổi trở lên.
- Giai đoạn đầu, mẹ không nên ép con ăn quá nhiều mà chỉ cần giới thiệu làm quen với thức ăn và phải đi từng bước từ từ. Ví dụ, từ loại thức ăn lỏng sang thức ăn dạng đặc, từ loại thức ăn mịn đến thức ăn thô và từ một nhóm thức ăn sang nhiều nhóm thức ăn.
- Đa dạng thực đơn nhưng vẫn phải đảm bảo đủ các nhóm chất như nhóm tinh bột, nhóm béo, nhóm đạm, nhóm vitamin và chất khoáng cần thiết.
- Trong giai đoạn đầu này, ăn dặm chỉ là phụ nên mẹ phải chú ý bổ sung lượng sữa đầy đủ cho con, trẻ vẫn phải duy trì 400 - 500 ml sữa mỗi ngày.sữa công thức.
Những chất cần có trong thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 thángViệc ăn dặm của bé phải đảm bảo đủ các nhóm chất mới giúp trẻ phát triển tốt về mặt trí tuệ lẫn thể chất. Vì thế, khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng các mẹ cần chú trọng vào 4 nhóm chất sau:
- Chất đạm: có nhiều trong trứng, phô mai, sữa, các loại đậu,...
- Tinh bột: các mẹ có thể thêm vào thực đơn ăn dặm của con các loại ngũ cốc, khoai lang, mì ống, khoai tây, bánh mì...
- Vitamin: rau xanh, củ, quả chín sẽ cung cấp nhiều loại vitamin cần thiết cho trẻ
- Chất béo: Có trong họ đậu, hạt và dầu thực vật như hạt gạo nếp hay gạo tẻ, hạt vừng, đậu nành, đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh,...
Ngoài 4 nhóm chất quan trọng trên, mẹ cũng cần bổ sung thêm các chất sau để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ:
- Chất sắt: có nhiều trong dâu tây, đậu đen, đậu lăng hay các loại rau có màu xanh đậm.
- Vitamin D: nhỏ vitamin D mỗi ngày giúp đề kháng trẻ tăng lên.
- DHA: Có nhiều trong sữa mẹ.
Cần đảm bảo các nhóm chất khi cho con ăn dặm (Ảnh minh họa)
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng đủ dưỡng chất giúp con ăn ngon, mau lớn Gợi ý thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 thángBố mẹ có thể lên thực đơn cho bé đa dạng tùy thuộc vào sở thích của con. Sau đây là gợi ý 7 ngày trong thực đơn ăn dặm cho bé để mẹ tham khảo:
- Thứ 2: Cháo mịn bí đỏ, sữa.
- Thứ 3:.Cháo mịn bắp cải, đậu xanh.
- Thứ 4: Cháo mịn trứng, cà chua.
- Thứ 5: Khoai lang nghiền, cải thìa.
- Thứ 6: Cháo mịn cà rốt, bông cải.
- Thứ 7: Súp khoai tây sữa, đậu.
- Chủ nhật: Cháo bí đỏ, cải xoăn.
Ban đầu khi mới cho ăn chỉ nên cho con làm quen với rau củ, khi đã quen dần với việc ăn dặm cha mẹ có thể kết hợp các loại đạm vào trong khẩu phần ăn của con như: Thịt bò, heo, cá và cua đồng, lươn… để bổ sung nhiều dưỡng chất và giúp con thay đổi khẩu vị.
Hướng dẫn một số cách làm thực đơn ăn dặm cho bé 6 thángVới áp lực công việc bận rộn, mẹ hiện đại thường ‘’đau đầu’’ khi phải nghĩ ra thực đơn cho con mỗi ngày. Dưới đây là một số hướng dẫn thực đơn ăn dặm giúp bé tăng cân mà mẹ nào cũng có thể làm được. Hi vọng giúp các con ăn ngon mau lớn và khỏe mạnh.
- Súp khoai tây sữa: ½ củ khoai tây, 50 ml sữa mẹ/sữa công thức. Gọt sạch vỏ khoai tây, rửa sạch, thái lát và cho vào nồi luộc hoặc hấp chín. Cho sữa mẹ hoặc sữa công thức vào nồi đã luộc khoai tây. Đun nhỏ lửa cho đến khi khoai tây mềm. Để nguội, cho hỗn hợp khoai tây và sữa vào xay nhuyễn là con có thể dùng được.
- Khoai lang nghiền: 1 củ khoai lang, 60 ml nước hoặc sữa. Mẹ gọt sạch vỏ khoai, rửa sạch để hết nhựa khoai. Cho khoai vào nồi để luộc rồi nghiền khoai thật mịn. Cuối cùng cho nước (hoặc sữa) và khoai vào nồi đun chín. Vừa đun vừa khuấy đều cho đến khi hỗn hợp đồng nhất.
Khoai lang nghiền thơm ngọt cho bé (Ảnh minh họa)
- Cháo cà rốt nghiền: Mẹ nấu cháo gạo theo đúng tỉ lệ 1:10 (1 gạo, 10 nước), sau đó rây mịn. Cà rốt mẹ đem rửa sạch, luộc hoặc hấp chín mềm rồi nghiền hoặc rây nhỏ. Trộn cháo với cà rốt và cho bé ăn.
- Đậu Hà Lan nghiền: Dùng 30g đậu Hà Lan, sữa mẹ/ sữa công thức khoàng 60ml. Đậu Hà Lan sau khi mua về đem rửa sạch, luộc chín mềm. Sau đó nghiền đậu rồi rây qua. Sau đó cho phần đậu nghiền và trộn đều với sữa cho hỗn hợp sánh mịn và cho bé dùng ngay.
- Bơ trộn sữa mẹ: Mẹ dùng ¼ quả, sữa mẹ/ sữa công thức khoảng 50-60ml. Bơ chín đem bỏ vỏ, thái lát mỏng rồi nghiền nhuyễn. Sau đó đem trộn với sữa, đánh đều cho bé ăn được luôn.
Trên đây là những gợi ý về thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng theo phương pháp truyền thống. Những bữa ăn dễ làm và giàu chất dinh dưỡng sẽ giúp bé làm quen với thức ăn trong những năm tháng đầu đời. Hi vọng mẹ cũng sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời và ít áp lực trên hành trình nuôi con.
Nguồn: