Sau giai đoạn tập ăn dặm, bé sẽ chuyển sang bước ăn dặm thực sự khi 7-8 tháng tuổi. Lúc này, mẹ cần thay đổi thực đơn đa dạng, phong phú để kích thích sự thèm ăn của bé.
Bé 7-8 tháng tuổi ăn được gì?
Mỗi em bé có sự phát triển khác nhau, nhưng từ 7-8 tháng tuổi, bé cần ăn 3 tô nhỏ các loại thực phẩm đã được nghiền nhỏ mỗi ngày. Từ tháng thứ 8, mẹ có thể cho bé ăn dặm 2 - 3 bữa/ ngày thay vì ăn 1 bữa như trước.
Trong giai đoạn này bé cần ít nhất 95 gram carbohydrate; 30 gam chất béo, bao gồm 500 mg axit béo omega-3 và 11 gram protein trong chế độ ăn uống mỗi ngày. Đặc biệt, mẹ nên bắt đầu cho bé ăn thêm bột mặn để tăng cường thêm chất dinh dưỡng.
Từ tháng thứ 8 bé bắt đầu ăn được các loại thịt. (Ảnh minh họa)
Trong giai đoạn này sữa mẹ vẫn chiếm một vai trò quan trọng trong chế độ ăn uống của bé. Mẹ cần cho bé uống khoảng 560 - 600ml/ ngày.
Sau đây là một số loại thực phẩm, bé 7-8 tuổi có thể ăn được:
- Ngũ cốc: Mẹ có thể nấu cháo lúa mì, lúa mạch kết hợp với chuối, táo, dâu tây cho bé ăn. Đây là một nguồn cung cấp chất sắt tốt cho bé.
- Rau, trái cây: Các loại rau, trái cây giúp cung cấp vitamin và chất xơ cho bé.
- Chất đạm: Khi bé được 8 tháng tuổi, mẹ có thể giới thiệu cho bé các loại thịt, cá khác nhau để bổ sung chất đạm cho bé.
- Sữa và các loại thực phẩm từ sữa: Bắt đầu từ 6 tháng bé đã có thể ăn sữa chua. Khi được 8 tháng mẹ có thể giới thiệu cho bé sữa chua nguyên chất và pho mát.
- Dầu ăn: Mẹ có thể cho bé ăn 2 -2,5g dầu ăn mỗi ngày.
Giới thiệu một số món cháo trong thực đơn ăn dặm cho bé 7-8 tháng tuổi
Cháo thịt gà bí đỏ
Cháo thịt gà bí đỏ cung cấp chất đạm cho sự phát triển của bé. (Ảnh minh họa)
Nguyên liệu: Gạo tẻ, thịt gà cắt miếng nhỏ, bí đỏ cắt miếng, phô mai.
Cách làm:
- Cho gạo tẻ và nước vào nồi nấu nhừ thành cháo.
- Thịt gà luộc, hay hấp chín mềm. Sau đó xắt nhỏ thành miếng vừa ăn rồi dùng chày nghiền nhuyễn.
- Bí đỏ gọt vỏ, sửa sạch, cắt miếng, luộc chín rồi nghiền nhuyễn.
- Cho thịt gà, bí đỏ, 1 viên phô mai vào nồi cháo đun cho nóng.
Cháo yến mạch rau củ
Yến mạch giàu chất sắt giúp bé phát triển khỏe mạnh. (Ảnh minh họa)
Nguyên liệu: 200ml nước lọc, 20 gr cà rốt luộc chín mềm, xắt hột lựu, 20gr khoai lang luộc chín cắt nhỏ, 30 gr yến mạch.
Cách làm:
- Ngâm hạt yến mạch với nước từ 15-20 phút rồi hòa với 200ml nước.
- Cho hỗn hợp yến mạch và nước lên bếp đun khoảng 10 phút để cháo chín. Sau đó mẹ cho thêm cà rốt, khoai lang đã nghiền nhuyễn vào nồi cháo. Đun nhỏ lửa vài phút rồi tắt bếp.
Chuối trộn bắp cải
Chuối trộn bắp cải giàu kali cho bé yêu cao lớn. (Ảnh minh họa)
Nguyên liệu: 15 gr chuối, 10gr bắp cải.
Cách làm:
- Mẹ luộc chín bắp cải và nghiền nhuyễn bằng máy xay.
- Nghiền nhỏ chuối.
- Trộn chung bắp cải và chuối rồi cho bé ăn.
Súp khoai tây, cà rốt và táo
Súp khoai tây, cà rốt và táo cung cấp đầy đủ vitamin cho bé. (Ảnh minh họa)
Nguyên liệu: 1/2 chén táo (xắt nhỏ), 2 muỗng canh cà rốt (gọt vỏ, thái hạt lựu), 1/4 chén khoai tây (xắt nhỏ), 1 thìa dầu ăn, 1 muỗng canh hành (thái nhỏ), 1 ly nước.
Cách làm:
- Cho dầu vào nồi, thêm hào vào xào nửa phút.
- Thêm táo, cà rốt, khoai vào đảo sơ qua. Sau đó thêm nước vào nấu cho chín mềm.
- Sau đó nghiền nhuyễn hỗn hợp và cho bé ăn.
Súp miso khoai tây
Súp miso bổ dưỡng cho bé yêu. (Ảnh minh họa)
Nguyên liệu: 30 gr khoai tây, 1 thìa cà phê tương miso, 60ml nước.
Cách làm:
- Cho khoai tây và nước vào nồi đun chín nhừ.
- Thêm tương miso vào nồi đung trong vòng 2 phút.
- Đem súp đi nghiền nhuyễn và cho bé ăn.