Chị Xiao Li có cậu con trai 3 tuổi, cách đây một thời gian, chị phát hiện ra rằng con trai mình thường có một số thói quen cư xử khó nắm bắt. Xiao Li rất lo lắng vì sợ IQ của đứa trẻ sẽ có vấn đề gì đó, hoặc trẻ cư xử khác với các bạn cùng trang lứa sẽ dễ khiến con bị tụt lại phía sau.
Đặc biệt cậu bé thường ngồi một mình rất lâu, không làm gì, đôi khi cũng nhìn rất lâu một số thứ. Điều khiến chị Xiao Li thêm lo lắng là đôi khi cậu bé tự nói chuyện một mình hoặc đột ngột cười khiến các thành viên trong gia đình của trẻ đặc biệt lo lắng.
Sau đó, Xiao Li đã đưa con trai đi khám, nhưng kết quả bất ngờ cho thấy đứa trẻ không có bất kỳ vấn đề gì về thần kinh hay trí tuệ, mà là một em bé hiếm gặp và cực kỳ thông minh.
Trên thực tế, thông qua những hoạt động thường ngày, cha mẹ có thể nhận biết phần nào trí thông minh của trẻ. Các chuyên gia cho rằng, trước 5 tuổi trẻ có một số biểu hiện sau đây, chứng tỏ trẻ sở hữu IQ cao.
Những biểu hiện trước 5 tuổi cho thấy trẻ có IQ cao
Tập trung cao vào một thứ gì đó
Theo nghiên cứu khoa học, có một mối tương quan thuận giữa mức độ thông minh của một đứa trẻ ở giai đoạn sơ sinh và khoảng 8 tuổi. Khi một đứa trẻ vừa mới chào đời, hoặc sau khi sinh chưa được bao lâu, nhiều người nghĩ rằng trẻ con đều giống nhau, bởi vì trẻ không thể tập trung vào nhiều việc chứ chưa nói đến việc chú ý.
Nhưng trên thực tế, ngay từ rất sớm, trẻ đã có thể nhìn ra môi trường xung quanh để nhận biết một số thứ. Hầu hết mọi người đều biết rằng trẻ càng lớn, mức độ tập trung càng cao, nếu trẻ muốn.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em dưới 3 tuổi có thể tập trung trong khoảng 10 phút, nhưng trẻ lớn hơn có thể dành nhiều thời gian hơn, thậm chí lên đến 40 phút. Vì vậy, khi trẻ còn rất nhỏ, nếu trẻ có thể tập trung vào một việc ở một mức độ nhất định và trong một thời gian dài, thì chỉ số thông minh của trẻ sẽ rất cao.
Khi trẻ còn rất nhỏ, nếu trẻ có thể tập trung vào một việc ở một mức độ nhất định và trong một thời gian dài, thì chỉ số thông minh của trẻ sẽ rất cao.
Tò mò mạnh mẽ
Một số đứa trẻ khoảng chừng 3, 4 tuổi luôn có hàng vạn câu hỏi vì sao trong đầu. Trẻ không chỉ kiên trì với việc đặt hỏi tại sao, mà đôi khi còn vì không nhận được câu trả lời hoặc không hài lòng với câu trả lời mà tự đi tìm đáp án. Điều này cho thấy não bộ của trẻ hoạt động rất tích cực và luôn trong trạng thái suy nghĩ.
Giai đoạn 3-6 tuổi cũng là thời kỳ phát triển trí não đỉnh điểm của trẻ, trẻ có chỉ số IQ cao sẽ bộc lộ tính tò mò, ham khám phá.
Nếu khi còn nhỏ, trẻ có nhiều thắc mắc về nhiều thứ, điều đó chứng tỏ việc tìm tòi kiến thức của trẻ rất tích cực. Những đứa trẻ như vậy thích khám phá những điều chưa biết và sẽ gắn bó với những điều mà bản thân tò mò.
Kỹ năng giao tiếp tốt
Một khía cạnh của việc xem phẩm chất của một người có tốt hay không là xem sự tương tác xã hội của một người. Đối với trẻ cũng vậy, nếu trẻ rất hòa đồng, rất hay nói thì đây là biểu hiện tích cực.
Vì vậy, ở một mức độ nào đó, đây dấu hiệu cho thấy trẻ có chỉ số thông minh tương đối cao.
Các cử động tay chân linh hoạt
Điều mà hầu hết mọi người không biết là trí thông minh của trẻ thực sự ẩn trong thói quen hành vi thông thường của trẻ, bởi vì các chi của trẻ được hoàn thiện bởi não bộ. Nếu trẻ hoạt bát và năng động hơn đồng nghĩa với việc não bộ hoạt động nhiều hơn, từ đó cha mẹ có thể đánh giá được trẻ có thông minh hay không.
Nếu trẻ học bò, học đi, học nhảy và các hoạt động khác sớm hơn những đứa trẻ khác, điều đó có nghĩa là chỉ số thông minh của bé cũng có thể rất cao.
Nếu khi còn nhỏ, trẻ có nhiều thắc mắc về nhiều thứ, điều đó chứng tỏ việc tìm tòi kiến thức của trẻ rất tích cực.
Trong quá trình phát triển của não bộ, các tế bào thần kinh luôn liên kết với nhau, tốc độ dẫn truyền giữa chúng càng nhanh thì càng thông minh. Trong khi vận động, não tiết ra chất dẫn truyền thần kinh dopamine, chất này có thể làm tăng tốc độ dẫn truyền của các tế bào thần kinh.
Vì vậy, trẻ em có năng khiếu thể thao thường thông minh hơn và việc vận động nhiều cũng có thể giúp ích rất nhiều cho sự phát triển trí não của trẻ.
Thực tế, ngoài việc quan sát khi trẻ còn nhỏ, việc rèn luyện tiếp thu cũng rất quan trọng. Vì vậy, cha mẹ phải làm tốt công việc hướng dẫn, để trẻ vận dụng trí não một cách siêng năng, thực hành nhiều hơn, rèn luyện kiến thức, trau dồi tính độc lập của trẻ, giúp não bộ của trẻ hoạt động nhiều hơn, cải thiện trí thông minh.
Cha mẹ nên làm gì để cải thiện IQ cho con mình?
Để giúp trẻ cải thiện IQ hiệu quả, cha mẹ nên áp dụng nhiều phương pháp khác nhau và nên có kế hoạch thực hiện sớm ngay từ nhỏ,
Dưới đây là một số cách được các chuyên gia đề xuất mà cha mẹ có thể góp phần giúp tăng chỉ số IQ cho trẻ.
Chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng ngay từ giai đoạn sơ sinh
Cha mẹ nên chú trọng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đa dạng các loại thực phẩm, ăn nhiều ngũ cốc, trái cây, rau, sữa, trứng, cá, thịt… Đối với trẻ nhỏ, cần hạn chế muối và dầu mỡ khi chế biến.
Trong giai đoạn trẻ cần phát triển nhanh, cha mẹ nên chú trọng tới một số thực phẩm đặc biệt giàu protein và canxi như đậu phụ, sữa, cá, tôm…
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý là đa dạng các loại thực phẩm cũng giúp trẻ cải thiện trí tuệ hiệu quả.
Cha mẹ cần lưu ý không nên bỏ qua tầm quan trọng của omega 3 đối với quá trình phát triển trí tuệ của trẻ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em tiêu thụ omega 3 thường xuyên có chỉ số IQ phát triển hơn nhiều so với những đứa trẻ khác. Do đó cho trẻ ăn thực phẩm giàu omega-3 với lượng nhất định chắc chắn giúp não hoạt động tốt hơn.
Khuyến khích trẻ chơi nhạc cụ
Theo một số nghiên cứu, trẻ có năng khiếu nghệ thuật hoặc biết chơi nhạc cụ sẽ giúp tăng cường hoạt động của não, do đó thúc đẩy chỉ số thông minh ở trẻ. Phương pháp này được khoa học ủng hộ vì kết quả chụp MRI đã chỉ ra rằng khi trẻ chơi nhạc cụ, chức năng của não bộ được cải thiện.
Do đó cha mẹ có thể đăng ký cho con tham gia lớp học nhạc cụ. Hãy chọn lớp học phù hợp với sở thích của con.
Chơi đùa cùng với trẻ nhiều hơn
Cha mẹ nên mua thêm các loại đồ chơi có thể tháo rời, lắp ghép như xếp hình khối để kích thích sự phát triển trí não một cách tự nhiên, rèn luyện kỹ năng vận động tinh.
Nếu trẻ được chơi đùa cùng với cha mẹ, ngồi trên sàn nhà và cùng nhau chơi các trò chơi, điều đó sẽ cực kỳ tốt cho sự phát triển trí não của trẻ.
Ngoài ra, việc đưa trẻ ngoài giao lưu, kết bạn cũng là cách giúp kích thích sự phát triển trí tuệ của trẻ.
Trao cho trẻ niềm tin
Tiềm năng của một người là vô hạn nhưng không phải ai cũng khai phá được sức mạnh bên trong của mình. Nếu một đứa trẻ cảm thấy hài lòng về bản thân, chúng sẽ không có động lực cố gắng phấn đấu.
Vì thế, cha mẹ cần tin tưởng vào con mình, thường xuyên động viên để trẻ có thể phát huy được tiềm năng của bản thân.
Theo một số nghiên cứu, trẻ có năng khiếu nghệ thuật hoặc biết chơi nhạc cụ sẽ giúp tăng cường hoạt động của não, do đó thúc đẩy chỉ số thông minh ở trẻ.
Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/tiet-lo-4-dau-hieu-nhan-biet-tre-co-iq-cao-tu-nho-...Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/tiet-lo-4-dau-hieu-nhan-biet-tre-co-iq-cao-tu-nho-thong-minh-thien-bam-d302478.html
Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn