Câu chuyện về trẻ sơ sinh cũng biết “say” dưới đây là bài học cảnh tỉnh của người mẹ ở Trung Quốc muốn gửi gắm tới các bậc phụ huynh, đặc biệt là các bà mẹ bỉm sữa không nên chủ quan khi chăm con nhỏ.
Cát Cát vừa sinh con được 3 tháng, thật may mắn là từ khi sinh cô không bị thiếu sữa, nhờ đó mà bé được ăn hoàn toàn sữa mẹ, mập mạp và rất kháu khỉnh.
Vài ngày trước, tiểu Cát cùng giám đốc tiếp đón một vài khách hàng của công ty. Trong bữa ăn cùng khách, cô được mời uống rượu để chúc mừng sự hợp tác giữa hai bên.
Trẻ có nguy cơ bị “say” do chất cồn ngấm vào sữa mẹ. (Ảnh Mamatify)
Ngay khi trở về nhà, thấy con quấy khóc nên người mẹ cho bé bú bình thường. Đứa trẻ bú rất ngon lành và nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Tuy nhiên, Cát Cát bắt đầu lo lắng khi bé ngủ sâu li bì 5 tiếng đồng hồ mà không có tiếng khóc hay thức giấc, thậm chí là đánh thức cũng không có phản ứng.
Lúc này, chị mới vội đưa con tới bệnh viện kiểm tra, tuy nhiên đứa trẻ được xác định không có vấn đề về sức khỏe. Sau cuộc trò chuyện với bác sĩ, người mẹ thừa nhận cô có uống chút rượu trước khi cho con bú.
Lúc này, các bác sĩ mới đưa ra kết luận có thể bé bị “say” do chất cồn ngấm vào sữa mẹ. Và kết quả là con tiểu Cát đã "gián tiếp uống rượu" có trong dòng sữa.
Mẹ không nên uống rượu trong giai đoạn cho con bú. (Ảnh minh họa)
Vì sao không nên uống rượu trong giai đoạn cho con bú?
Uống rượu khi cho con bú có thể để lại những hậu quả lâu dài cho sự phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ.
Bé có thể thấy buồn ngủ, phản xạ kém, không hiếu động và lanh lợi. Tình trạng kéo dài bé có thể không phát triển đúng với tuổi.
Lời khuyên cho mẹ
- Tránh tuyệt đối việc uống rượu trong tháng đầu tiên sau khi sinh. Chất cồn có thể ảnh hưởng đến việc cho bé bú và giảm lượng sữa của mẹ.
- Hạn chế uống rượu sau sinh 1 tháng và nếu uống thì tuyệt đối không cho con bú ngay. Thay vào đó hãy cho cho bé bú sau khoảng 2-3 giờ kể từ khi mẹ tiếp xúc với rượu.
>>> Cách tăng lượng sữa và phục hồi sữa mẹ thật dồi dào để cho con bú