Trẻ sơ sinh còn quá nhỏ để có thể giải đố hay tính toán để đo trí thông minh. Tuy nhiên, để thỏa mãn trí tò mò của các bậc phụ huynh, vẫn có những bài kiểm tra năng lực của các bé còn đang trong thời kì “ẵm ngửa”.
Dưới đây là bài trắc nghiệm cho các bé từ 6-12 tháng tuổi. Mỗi câu hỏi có 3 phương án a,b,c. Chọn một phương án phù hợp nhất với bé yêu nhà bạn trong 3 phương án đã cho. Cách tính điểm như sau:
a=1 điểm
b= 2 điểm
c= 3 điểm
Nếu cả 3 phương án đều không phù hợp với bé thì câu đó không được tính điểm.
Mời các mẹ bắt đầu bài test IQ cho bé:
1. Bé đã biết:
a. Lắc đầu, ngoảnh mặt khi không muốn ăn
b. Đưa tay để đòi bế
c. Biết chơi trò vỗ hai bàn tay vào nhau hoặc vẫy tay chào tạm biệt
2. Bé đã có thể
a. Nắm lấy đồ chơi mà mẹ đưa cho bé
b. Cố tình làm rơi đồ chơi
c. Xếp chồng 2 chiếc cốc hoặc 2 khối hình lên nhau
3. Khi chơi đồ chơi có cửa hoặc có nắp, bé có:
a. Thấy việc mở cửa/nắp rất khó khăn
b. Dùng tay để đẩy cửa/mở nắp
c. Mở và đóng cửa/nắp một cách dễ dàng.
4. Khi bé được cho ăn, bé có
a. Cần mẹ phải bón cho
b. Dùng cả bàn tay, cố gắng bốc những miếng thức ăn nhỏ.
c. Dùng cả bàn tay và ngón tay bốc những miếng thức ăn nhỏ dễ dàng.
5. Khi có âm nhạc nổi lên
a. Chăm chú nghe các bài hát
b. Cử động tay chân theo những đoạn nhạc vui
c. Vỗ tay, nhún chân, lắc lư sinh động theo điệu nhạc
Khi có âm nhạc nổi lên, bé có chăm chú lắng nghe bài hát? (Ảnh minh họa)
6. Bé có
a. Lờ đi món đồ chơi khi bé làm rơi nó
b. Tìm kiếm đồ chơi khi bé làm rơi nó
c. Cố tình làm rơi đồ chơi và theo dõi xem nó sẽ lăn đi đâu.
7. Bé có thể
a. Bập bẹ nói chuyện với mẹ (mặc dù đó có thể là những câu vô nghĩa)
b. Nhìn vào mắt mẹ và hướng theo hướng mẹ nhìn khi nói chuyện với mẹ
c. Biết giả vờ làm một hành động gì đó, ví dụ như giả vờ uống nước từ một chiếc cốc đồ chơi.
8. Trong lúc nghịch chiếc điện thoại đồ chơi, bé có:
a. Chơi với điện thoại như chơi những loại đồ chơi khác
b. Thể hiện sự thích thú đặc biệt với chức năng của chiếc điện thoại đồ chơi
c. Biết bấm nút, áp điện thoại vào tai để nghe, biết giả vờ nói chuyện qua điện thoại,...
9. Khi đồ chơi của bé bị giấu xuống một tấm vải, bé
a. Nhìn đi chỗ khác và không để ý đến sự biến mất của món đồ
b. Biết lục tấm vải lên khi món đồ được giấu hờ (một phần của đồ chơi vẫn lộ ra dưới tấm vải)
c. Lục tung tấm vải lên kể cả khi đồ chơi được giấu kĩ hoàn toàn.
10. Khi bố mẹ gọi tên bé, bé:
a. Lờ đi, không biết gì
b. Ngoảnh đầu lại
c. Ngoảnh đầu lại, nhận ra đó là tên bé và nhận ra bố và mẹ khi được hỏi: “Bố đâu?”, “Mẹ đâu?”
Kết quả:
Trẻ khoảng 6 tháng tuổi: Điểm cần đạt từ 8-9
Trẻ khoảng 9 tháng tuổi: Điểm cần đạt từ 13-15
Trẻ khoảng 12 tháng tuổi: Điểm cần đạt từ 24-26
Như vậy, mẹ đã có kết quả về “chỉ số thông minh” của bé yêu rồi.
Lưu ý là bài kiểm tra không thể đánh giá một cách tuyệt đối được vì các bé vẫn còn cả một quá trình dài phía trước để hoàn thiện và phát triển não bộ, tư duy. Mẹ chỉ nên coi đây là kết quả mang tính chất tham khảo để tiếp tục rèn luyện và chăm sóc bé yêu tốt hơn.