Khi bé từ bú sữa chuyển sang ăn dặm thì tính chất phân của bé sẽ có sự thay đổi. Và tình trạng trẻ ăn dặm bị táo bón khá thường xuyên xuất hiện, đặc biệt là ở những giai đoạn đầu của ăn dặm.
Nguyên nhân bé ăn dặm bị táo bónTừ 6 tháng tuổi bé cần thêm nguồn dinh dưỡng khác ngoài sữa và đây là giai đoạn bé bước vào ăn dặm với nhiều thực phẩm giúp bổ sung dinh dưỡng cho bé phát triển. Bé ăn dặm bị táo bón thường do các nguyên nhân:
- Khi trẻ chuyển sang ăn dặm, phải học các động tác như cắn, nhai, tiếp xúc với thực phẩm mới ngoài sữa dễ dẫn đến đường tiêu hóa phản ứng làm quen, gây nên các hiện tượng như trướng bụng, đầy bụng, táo bón, tiêu chảy, biếng ăn…
- Thức ăn ăn dặm của trẻ quá ít chất xơ, nhiều tinh bột hoặc quá nhiều các sản phẩm từ sữa… gây nên tình trạng táo bón.
- Sữa không phù hợp do chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức.
- Hệ tiêu hóa của bé chưa thích nghi ngay được với thực phẩm mới nên có thể bị đầy bụng, khó tiêu, táo bón.
- Một số bé mắc các bệnh như tưa miệng, viêm họng, cảm lạnh, nhiễm trùng tai… dẫn đến ăn không ngon, hệ tiêu hóa rối loạn, hoạt động kém dẫn đến táo bón.
- Bé mắc bệnh bẩm sinh hiếm gặp như dính ruột già, phình đại tràng cũng gây nên tình trạng bé bị táo bón khi ăn dặm.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ ăn dặm bị táo bón (Ảnh minh họa)
Trẻ ăn dặm bị táo bón phải làm sao?Khi trẻ ăn dặm bị táo bón mẹ cần khắc phục bằng những cách sau đây:
- Lựa chọn thức ăn ăn dặm phù hợp với bé
Những thực phẩm thường gây táo bón cho trẻ khi ăn dặm như gạo tẻ, ngô, quả việt quất, cà rốt nấu chín, chuối chưa chín kỹ, sữa bò và các sản phẩm làm từ sữa bò, bánh mì trắng, mì Ý… mẹ nên tránh những thực phẩm này.
Để khắc phục tình trạng ăn dặm bị táo bón cho con mẹ có thể lựa chọn thay thế bột tinh chế bằng ngũ cốc nguyên hạt như bột, cháo từ gạo tẻ, lúa mạch, bột ngũ cốc hay bột yến mạch…
Mẹ cũng bổ sung thêm các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như bơ, khoai lang trước khi cho con làm quen với các loại củ, quả khác. Xay nhuyễn các loại củ quả trộn lẫn với bột ăn dặm cho bé.
Mẹ lưu ý, các loại trái cây giàu chất xơ, vitamin nhưng không nên cho con ăn quá nhiều những loại quả có nhiều đường. Mẹ có thể thay thế bằng các loại quả như táo, lê, đào…
Lựa chọn thực phẩm là quan trọng nhất khi xử lý bé ăn dặm bị táo bón (Ảnh minh họa)
- Bổ sung thêm nước cho trẻ
Nước đóng 80% vai trò hỗ trợ bài tiết ở đại tràng. Mẹ cần cho con uống đủ nước mỗi ngày. Trẻ từ 6 - 12 tháng cần 100ml nước/ 1kg thể trọng. Nước cho trẻ bao gồm cả phần sữa, nước ép trái cây…
Tuy nhiên, một số trẻ ra nhiều mồ hôi do còi xương, đi ngoài phân táo bón thì cho trẻ uống thêm 100 - 200ml nước mỗi ngày để giảm tình trạng táo bón, cấp đủ nước cho cơ thể.
- Hãy giúp bé vận động
Vận động sẽ giúp tăng tốc độ tiêu hóa, trao đổi chất, kích thích hệ đường ruột hoạt động hiệu quả hơn. Nếu bé chưa biết bò hay đi thì mẹ có thể cho con đạp chân. Ngoài ra, mẹ cũng có thể tham khảo một số cách massage bụng cho bé giúp tăng nhu động ruột, giảm tình trạng táo bón.
Trẻ ăn dặm bị táo bón khá thường gặp và mẹ cần chú ý chữa táo bón cho trẻ sớm. Nếu bé táo bón quá lâu có thể gây nên một số hậu quả như bị trĩ, nứt hậu môn, nấm hậu môn. Khi bé bị táo bón cũng dẫn đến tình trạng ăn không ngon, chán ăn gây nên suy dinh dưỡng, từ đó tiếp tục rối loạn tiêu hóa và táo bón lại nặng hơn…
Trẻ ăn dặm bị táo bón nên ăn gì?Đối với trẻ bị táo bón, các mẹ có thể cho bé ăn các loại rau, củ, quả sau đây:
- Rau mồng tơi
- Rau dền đỏ
- Bông cải xanh
- Khoai lang
- Mận
- Chuối chín kỹ
- Táo
- Lê
- Bơ
- Các loại đậu như đậu đỗ, đậu xanh, đậu hà lan, đậu đỏ, đậu đen...
- Ngũ cốc nguyên hạt
- Đậu bắp
Thực đơn ăn dặm cho trẻ bị táo bón từ 6 - 12 thángViệc giảm thiểu và phòng ngừa táo bón cho trẻ khi ăn dặm đa phần phụ thuộc vào thực đơn ăn dặm của trẻ. Do đó, các mẹ có thể tham khảo một số thực đơn ăn dặm cho trẻ bị táo bón dưới đây.
Bột rau củ cho bé
- Chuẩn bị: 50 - 100g rau cải hoặc bí xanh, cà rốt, rau muống…
- Cách làm: Rửa sạch rau rồi thái vụn. Cho ½ bát con nước vào nồi, bỏ rau vào đun sôi 6 - 7 phút thì tắt bếp. Đổ vào máy xay xay nhuyễn mịn. Rây lại loại bỏ xơ. Sau đó thêm xíu muối hoặc đường là có thể cho bé ăn dặm.
Mẹ có thể cho bé ăn 1 bữa/ ngày và ăn 3 - 4 bữa/ tuần.
Cà rốt và đậu hà lan
- Chuẩn bị: 100g cà rốt, 40g đậu hà lan
- Cách làm: Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch. Đậu hà lan rửa sạch. Bắc nồi lên bếp, cho 1/2 bát con nước vào và cho cà rốt vào luộc 15 phút. Sau đó cho tiếp đậu hà lan vào luộc cùng thêm 5 phút nữa. Sau đó cho vào máy xay xay nhuyễn. Rây lại hỗn hợp rồi cho bé ăn.
Súp cà rốt, củ cải, khoai tây
- Chuẩn bị: 40g cà rốt, 40g củ cải trắng, 40g khoai tây.
- Cách làm: Cà rốt, củ cải, khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, thái nhỏ. Cho 1/2 bát con nước vào nồi, cho cà rốt, củ cải, khoai tây vào luộc cho đến khi chín nhừ. Cho hỗn vào máy xay xay nhuyễn. Sau đó rây lại hỗn hợp súp là có thể cho bé ăn.
Bột chuối tiêu
- Chuẩn bị: 1 quả chuối tiêu chín nhục
- Cách làm: Chuối bóc vỏ, thái lát nhỏ. Cho vào máy xay nhuyễn mịn. Sau đó cho bé ăn.
Bột táo, khoai lang
- Chuẩn bị: 50g khoai lang, 50g táo tàu, 1 thìa cafe mật ong
- Cách làm: Khoai lang, táo gọt vỏ, rửa sạch, thái nhỏ. Cho vào nồi 1/2 bát con nước, cho táo và khoai lang vào luộc chín nhừ. Sau đó cho hỗn hợp vào máy xay xay nhuyễn. Rây lại loại bỏ hết xơ. Trộn với xíu mật ong là có thể cho bé ăn.
Bột đào, táo, lê cho bé ăn dặm bị táo bón
- Chuẩn bị: táo đỏ, lê chín, đào chín mỗi loại 50g
- Cách làm: Táo, đào, lê rửa sạch, gọt vỏ rồi thái miếng nhỏ. Cho vào nồi 1/2 bát con nước lọc, cho táo vào luộc trước khoảng 8 phút, sau đó cho tiếp đào, lê vào luộc thêm 3 - 4 phút nữa. Đổ hỗn hợp vào máy xay rồi xay nhuyễn. Rây lại hỗn hợp loại bỏ cặn là có thể cho bé ăn.
Đậu phụ, bí xanh cho bé
- Chuẩn bị: 10g bột gạo, 30g đậu phụ, 30g bí xanh, 2g đường, 5g dầu ăn cho bé
- Cách làm: Bí xanh gọt vỏ, rửa sạch rồi cho vào luộc chín. Xay nhuyễn. Đậu phụ xay nhuyễn. Hòa 10g bột gạo với xíu nước rồi thêm hỗn hợp bí xanh, đậu phụ vào, thêm xíu đường và bắc lên bếp đun, khuấy đều cho đến khi bột chín. Rây lại bột rồi cho xíu dầu ăn cho bé vào đảo đều là có thể cho bé ăn dặm.
Lê + mận
- Chuẩn bị: 2 quả lê bà sợi và cắt nhỏ, 4 quả mật khô bỏ hạt, 1 cốc nước nóng.
- Cách làm:
Cho lê vào hấp cách thủy 8 - 20 phút cho chín. Mận khô ngâm nước nóng 10 phút rồi rửa sạch.
Cho lê và mận khô vào máy xay, thêm 1/2 cốc nước vào xay nhuyễn. Khi bé ăn có thể thêm xíu đường hoặc xíu muối cho đậm đà.
Thìa là, đào + đậu
- Chuẩn bị: 1 thìa thì là, 2 cốc đào cắt lát, 1 cốc đậu hà lan
- Cách làm:
Cho thì là vào hấp cách thủy 7 phút. Sau đó cho tiếp đào và đậu hà lan vào hấp cùng thêm 5 phút nữa.
Sau đó cho thì là, đào, đậu hà lan cùng 1/2 cốc nước vào máy xay xay nhuyễn mịn. Đổ hỗn hợp ra nấu sôi lên là được. Khi cho bé ăn có thể thêm xíu muối cho đậm đà.
Lê cho trẻ ăn dặm bị táo bón
- Chuẩn bị: 6 quả lê, 1/8 thìa cafe gừng tươi
- Cách làm: Lê gọt vỏ, cắt thành từng miếng nhỏ. Cho vào nồi, đổ ngập nước và luộc với lửa nhỏ 10 - 15 phút, thêm xíu gừng khi luộc. Sau đó vớt lê ra cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Đổ hỗn hợp lê ra, nếu quá đặc thì thêm xíu nước vào rồi nấu sôi là được. Cho bé ăn 1 lượng vừa đủ, phần còn lại cấp đông cho bé ăn các bữa sau.
Lưu ý: Đối với bé ăn dặm 6 tháng mẹ phải rây lại hỗn hợp trước khi cho bé ăn để tránh bị hóc. Không nêm nếm gia vị khi bé ăn dặm 6 tháng tuổi. Cho bé ăn một lượng vừa, không cho bé ăn quá no.
Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/tre-an-dam-bi-tao-bon-phai-lam-sao-va-thuc-don-an-...Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/tre-an-dam-bi-tao-bon-phai-lam-sao-va-thuc-don-an-dam-cho-be-d280589.html
Táo bón