Nhiều bà mẹ thường cho trẻ ăn dặm bằng trứng gà vì trứng chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ như DHA, đạm, vitamin...
Tuy nhiên, cấu tạo và hoạt động của các cơ quan trong cơ thể trẻ khác với người lớn. Do đó, việc cho trẻ ăn dặm trứng gà cũng cần lưu ý nhiều điều.
Giá trị dinh dưỡng có trong trứng
Trứng là thực phẩm chứa nhiều chất đạm có giá trị sinh học cao và dễ hấp thu, tỉ lệ đạm hấp thu được từ trứng có thể đạt tối đa và tương đương với lượng đạm có trong sữa, nếu chế biến đúng cách.
Loại thực phẩm này còn giàu DHA và lecithin, các chất này thúc đẩy sự phát triển của hệ thần kinh, có thể tiếp thêm năng lượng cho não và ngăn ngừa bệnh giảm trí nhớ ở người cao tuổi.
Lòng đỏ trứng chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất béo, các vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ như: Sắt, vitamin A, kẽm... Vì vậy trứng là một thức ăn bổ dưỡng cho trẻ em và được nhiều bà mẹ lựa chọn cho trẻ ăn dặm.
Khối lượng trung bình của 1 quả trứng gà ta khoảng 40g (cả vỏ), 1 quả trứng vịt khoảng 70g (cả vỏ). Nếu bỏ vỏ, 100g trứng gà tương đương 3 quả, 100g trứng vịt tương đương 1,5 quả.
Như vậy, trọng lượng của trứng gà và trứng vịt không khác nhau nhiều lắm. Tuy nhiên, xét về thành phần dinh dưỡng thì trứng gà tốt hơn trứng vịt vì hàm lượng kẽm, vitamin A của trứng gà cao hơn trứng vịt.
Trứng gà còn chứa vitamin D đây là một loại vitamin có rất ít trong thực phẩm. Vitamin D cần cho sự phát triển và chống còi xương ở trẻ em.
Việc cho trẻ ăn dặm trứng gà là tốt. Tuy nhiên, tùy từng độ tuổi nhu cầu về trứng là khác nhau và phụ huynh cần chú ý những điều sau.
Trứng là thực phẩm chứa nhiều chất đạm có giá trị sinh học cao và dễ hấp thu.
Những điều bố mẹ cần lưu ý khi cho trẻ ăn trứng
Không cho bé ăn trứng sống, trứng nên luộc chín mềm
Trước hết, về mặt vệ sinh, trứng sống rất dễ bị nhiễm vi khuẩn, nếu cho trẻ ăn trứng sống có thể khiến trẻ bị nhiễm khuẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Thứ hai, về mặt dinh dưỡng, cấu trúc protein trong trứng sống chặt chẽ, chứa thành phần kháng axit protein trong đường tiêu hóa sẽ làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, nếu trẻ ăn trứng sống thì dinh dưỡng sẽ giảm đi rất nhiều.
Cuối cùng, mùi tanh của trứng sống thực sự có thể khiến bé nôn trớ khi nhìn thấy trứng, gây ra tâm lý ám ảnh cho bé.
Chỉ khi trứng được nấu chín đủ thời gian, cấu trúc của protein trở nên lỏng lẻo nên dễ dàng tiêu hóa và hấp thụ.
Trứng nên cho bé ăn vừa phải
Trứng bổ dưỡng nhưng không có nghĩa là càng ăn nhiều càng tốt, bởi khả năng tiêu hóa và hấp thu của trẻ còn hạn chế.
Nói chung, tốt nhất là trẻ em từ 1 đến 1,5 tuổi nên ăn ít hơn một lòng đỏ trứng mỗi ngày. Sau khi trẻ lớn hơn có thể cho dần lòng trắng trứng vào, sau khoảng 2 tuổi có thể dần dần ăn cả quả trứng một ngày.
Đương nhiên, thể chất của trẻ em không giống nhau, lượng trứng cũng không giống nhau, có trẻ 2 tuổi không thể tiếp nhận cả quả trứng.
Lòng đỏ trứng thích hợp cho trẻ sau 6 tháng tuổi, nếu cho trẻ ăn khi còn quá nhỏ có thể gây ra một số phản ứng dị ứng ở trẻ, bởi vì nếu trẻ còn quá nhỏ thì khả năng miễn dịch của bản thân rất thấp.
Ngoài ra, bản thân lòng đỏ trứng gà có giá trị dinh dưỡng cao, trẻ còn quá nhỏ hệ tiêu hóa của trẻ rất yếu, không thể tiêu hóa được lòng đỏ trứng gà nên có thể làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa của trẻ và gây khó chịu.
Phân tử protein trong trứng tương đối nhỏ, khi đường ruột của bé chưa phát triển hoàn thiện sẽ dễ dàng xuyên qua thành ruột và đi vào máu của bé, hiện tượng này có thể gây ra phản ứng dị ứng.
Vì vậy, không chỉ nhìn vào hàm lượng dinh dưỡng cao của trứng mà còn phải chú ý đến việc bé có thể tiếp nhận và hấp thụ hay không.
Không nên cho trẻ ăn trứng sống vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Không nên cho bé ăn trứng khi bị ốm
Khi bé bị bệnh tốt nhất không nên cho bé ăn trứng, ví dụ như khi bé bị sốt nếu cho bé ăn trứng sẽ không có lợi cho sự hồi phục của bé, bởi vì nhiệt lượng trong trứng rất lớn, dễ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu của dạ dày.
Trường hợp bé bị nổi mẩn đỏ thì không nên ăn trứng. Vì trứng là loại thực phẩm khó tiêu hóa, có tính chất dị ứng nên có thể ảnh hưởng đến thể trạng của bé.
Trẻ dưới 6 tháng tuổi không ăn lòng trắng trứng
Các mẹ có thể cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn lòng đỏ trứng. Tuy nhiên, các bà mẹ nên chú ý các biểu hiện dị ứng ở trẻ như ngứa, phát ban... sau khi trẻ ăn lòng đỏ trứng.
Vì hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh là tương đối rất yếu, nên các phản ứng dị ứng có thể xảy ra sau khi ăn một số loại thức ăn mới.
Đối với lòng trắng trứng, trẻ sơ sinh không nên ăn cho đến khi trẻ được một tuổi vì trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ bị dị ứng nếu ăn lòng trắng trứng.
Việc cho bé ăn bổ sung là một quá trình lâu dài và mỗi bước đều rất quan trọng, chỉ khi bạn đi đúng thì bé mới ăn bổ sung thuận lợi hơn, nếu sai không những ảnh hưởng đến sức khỏe của bé mà còn dễ ảnh hưởng đến sức khỏe mà cong ảnh hưởng đến quá trình ăn dặm.
Mẹ chú ý nấu chín trứng trước khi cho con ăn.