GS. Siegel, D.J đã đưa ra 1 khái niệm khá thú vị về 2 trạng thái tạm gọi là kỹ năng não bộ của trẻ trong những giai đoạn phát triển. 2 trạng thái là cách tiếp nhận và xử lý, nhưng với 2 không gian và thời gian khác nhau. Đa phần các bé nhỏ chỉ tiếp nhận hành vi của sự việc xảy ra với các biểu hiện như sợ hãi, cô đơn, giận dữ. Nhưng, chưa biết cách phân tích, suy nghĩ để giải quyết tình huống đúng.
Cha mẹ làm gì để trẻ phát triển tốt?
Giúp trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn về sự chưa trưởng thành trong xử lý tình huống là điều được khuyên bởi các chuyên gia tâm lý.
Theo đó, chúng ta cần phải tạo 1 thời điểm dừng (time-out) khi trẻ bướng bỉnh .
Những bằng chứng hiện tại cho thấy: Trẻ có xu hướng cố hữu cảm xúc ở “TẦNG TRỆT” nếu cha mẹ la mắng kiểu hổ báo, đánh và phạt đòn roi. Nhưng trẻ dễ dàng chuyển sang giai đoạn “TẦNG 1” khi cha mẹ bình tĩnh, cho trẻ không gian time-out đúng, giải thích và đưa giải pháp thích hợp.
Từ đó có thể thấy, mọi đứa trẻ đều trải qua 2 tầng này để trưởng thành hơn về tâm lý và nhân cách. Đừng bỏ lỡ cơ hội giúp trẻ hoàn thiện nó càng sớm càng tốt.
Quy trình giúp trẻ ứng xử bao gồm:
Tình huống "thử thách" diễn ra như trẻ bướng bỉnh, trẻ quăng đồ đạc, trẻ làm bể dĩa, trẻ đánh nhau.
BƯỚC 1: Bạn hãy bình tĩnh, hít thở sâu, đếm từ 1-3. Kế đó, bạn không biểu hiện cảm xúc tức giận hay chán nán gì cả, hãy giữ thái độ nghiêm bình thường và bế bé sang 1 bên. Thiết lập đồng hồ với số phút bé đứng đó = số tuổi của bé.
BƯỚC 2: Bước này gọi là TIME-OUT. Time-out quan trọng để trẻ có thời gian tái lập và phát triển kỹ năng tầng 1 là phân tích và ghi nhớ.
Time-out cũng quan trọng cho cả bạn vì bạn sẽ có thời gian đặt ra 3 câu hỏi quan trọng:
1. Tại sao bé lại hành xử như vậy?
2. Bài học nào bạn muốn dạy bé trong tình huống này?
3. Bạn sẽ dạy bé như thế nào về bài học này là cách tốt nhất?
Kết thúc TIME-OUT, hãy thông cảm và đến bên bé, nói cho bé biết tại sao và đưa giải pháp cho bài học. Trẻ đã có thời gian time-out để sẵn sàng lên "tầng 1", do đó việc làm của bạn lúc này sẽ rất dễ dàng, chỉ cần kiên nhẫn với tình yêu lớn.
Đừng dừng lại ở đây, hãy tạo cho bé cơ hội sửa sai bất cứ khi nào có thể. Ví dụ, 2 bé đánh nhau, không chỉ dừng lại giải thích cho bé hiểu mà hãy tạo cơ hội cho 2 bé làm việc lại cùng với nhau. Đó là quy trình mà mọi đứa trẻ đều phải rèn luyện để giúp não bộ làm việc theo cách tốt nhất.
>> XEM TIẾP: Cách người Nhật đối phó với tính ngang bướng, không nghe lời của trẻ khiến con ngoan tức thì