Sự phát triển toàn diện của trẻ, là “đích đến” cuối cùng của mỗi bậc làm cha mẹ. Nhưng để đạt được điều đó, bố mẹ phải là những người rất kiên nhẫn và chu toàn trong quá trình nuôi dạy con. Thời gian dành cho con phải đủ nhiều, để có thể quan tâm và chăm sóc con một cách tốt nhất.
Thực tế đã chứng minh, có rất nhiều sự việc đáng tiếc đã xảy ra đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ trong độ tuổi nhạy cảm về sức khỏe thể chất, cho đến khi bố mẹ phát hiện trẻ đang gặp vấn đề bất ổn thì việc chữa trị đã quá thời gian. Đó là lý do, bố mẹ nên để mắt đến trẻ mọi lúc mọi nơi, và đừng xem thường bất kỳ dấu hiệu gì xuất hiện ở trẻ.
Ngủ ngáy
Đối với trẻ nhỏ, giấc ngủ có ảnh hưởng vô cùng quan trọng, quyết định đến chất lượng của quá trình phát triển thể chất và trí não. Hiện tượng trẻ ngáy khi ngủ không khá phổ biến. Tuy nhiên, đây cũng là một dấu hiệu cho thấy sức khỏe của trẻ không tốt, vì vậy bố mẹ đừng nên chủ quan.
Lúc này, rất có thể hệ hô hấp của trẻ đang bị tổn thương, đường thở xuất hiện vật cản nên mới tạo ra sự rung động. Âm thanh mà chúng ta thường nghe khi trẻ ngủ ngáy, chính là do sự rung động của hệ hô hấp gây ra.
Rất nhiều bệnh lý mà trẻ dễ mắc phải từ hiện tượng ngủ ngáy này, ví dụ như trẻ béo phì. Các nghiên cứu đã chứng minh, trẻ em thừa cân sẽ càng có tần suất ngủ ngáy nhiều và âm thanh to hơn trẻ bình thường. Nguyên nhân là do đường thở bị thu hẹp và thậm chí, trẻ có thể gặp tình trạng rối loạn ngưng thở nếu như bố mẹ không chữa trị kịp thời.
Ngoài ra, trẻ bị dị ứng, nhiễm trùng đường hô hấp, hen suyễn, sưng Amidan,... cũng sẽ có chung dấu hiệu là ngủ ngáy. Từ đó có thể thấy, mũi và họng là hai bộ phận quan trọng quyết định đến chất lượng sức khỏe của trẻ trong tình huống này. Vì vậy, cách giải quyết tốt nhất để ngăn chặn hiện tượng ngủ ngáy ở trẻ, là bố mẹ cần chăm sóc kỹ mũi và họng cho trẻ.
Bố mẹ đừng nghĩ, con ngủ ngáy rất "đáng yêu", bởi vì đây là dấu hiệu con đang mắc một số bệnh.
Thường xuyên đánh vào đầu
Sẽ không có gì quá nghiêm trọng, nếu như trong một số trường hợp bố mẹ nhìn thấy trẻ có hành động tự dùng tay đánh vào đầu. Đôi khi, bố mẹ sẽ cảm thấy việc trẻ dơ đôi bàn tay ngắn ngủn và nhỏ bé của mình, rồi vỗ vỗ vào đầu là hành động vô cùng đáng yêu.
Thế nhưng, khi điều này được lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày và kéo dài thì bố mẹ cần đặc biệt lưu ý. Bởi, đánh vào đầu cũng là dấu hiệu trẻ đang ám chỉ với bố mẹ rằng, sức khỏe của con có vấn đề.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, thứ nhất có thể trẻ đang muốn gây sự chú ý vì cần “cầu cứu” bố mẹ một chuyện gì đấy mà trẻ không thể tự xử lý được. Thứ hai, đối với trẻ từ -2 tuổi vẫn còn hạn chế trong việc biểu đạt cảm xúc bằng từ ngữ, vì vậy trẻ đã chọn hành động này để thể hiện cảm xúc của mình.
Thứ ba, rất có thể đầu của trẻ đang có triệu chứng đau nhức, khó chịu. Và nguyên nhân quan trọng nhất, bố mẹ không nên bỏ qua đó chính là chứng rối loạn phát triển thần kinh ở trẻ. Đối với trường hợp này, nếu bố mẹ để tình trạng kéo dài mà không chữa trị cho trẻ, sẽ dẫn đến việc trẻ bị bệnh tự kỷ.
Nếu trẻ thường xuyên đánh vào đầu, rất có thể bé đang bị đau. Đây là dấu hiệu của chứng rối loạn thần kinh, thậm chí là bệnh tự kỷ.
Hay gãi tai
Nếu hành động gãi tai ở trẻ chỉ diễn ra thi thoảng, thì đây là một chuyện hết sức bình thường. Rất có thể, ráy tai đã khiến trẻ có cảm giác khó chịu và ngứa ngáy, cách giải quyết đơn giản nhưng hiệu quả là đưa trẻ đến bác sĩ tai mũi họng để xử lý. Ngoài ra, khi trẻ bị dị ứng bụi bẩn, lông thú hay phấn hoa,... trẻ cũng sẽ có biểu hiện bứt tai, gãi tai.
Tuy nhiên, nguyên nhân nghiêm trọng nhất mà bố mẹ nên lưu ý là bệnh lý viêm tai giữa. Loại bệnh lý này rất phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là khi trẻ đang mắc các bệnh về mũi, họng.
Trẻ thường xuyên gãi tai, là một trong những biểu hiện cho thấy tai trẻ đang đau nhức và khó chịu. Khi phát hiện trẻ mắc phải bệnh lý này, bố mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ để chữa trị, bởi vì ngoài biểu hiện gãi tai, trẻ còn có biểu hiện quấy khóc, chán ăn, khó ngủ… Nếu kéo dài tình trạng trên, sự phát triển của trẻ sẽ bị cản trở.
Rất có thể trẻ đang mắc các bệnh về tai, nếu như bố mẹ thấy trẻ thường xuyên gãi hoặc ngoáy tai.
Thường đi nhón chân
Trẻ đang trong giai đoạn tập đi, hành vi nhón chân mà bố mẹ thường thấy là một vấn đề bình thường. Nhưng đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên, vẫn giữ thói quen đi đứng như vậy là rất bất thường.
Vì khả năng cao đây là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe của trẻ, và trẻ có thể đang mắc các bệnh lý nguy hiểm như loạn dưỡng cơ, gân gót chân ngắn, bại não, bàn chân bẹt, thậm chí là tự kỷ.
Mặc dù, hiện tượng trẻ đi nhón chân không gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng các hoạt động trong quá trình vui chơi, sinh hoạt của trẻ sẽ gặp khó khăn. Trẻ sẽ chậm phát triển thể chất lẫn trí tuệ, so với những đứa trẻ bình thường khác.
Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe và chất lượng sống của trẻ, nếu bố mẹ phát hiện hành vi nhón chân thì đừng vội phớt lờ. Sự can thiệp sớm của bác sĩ có thể sẽ “cứu vớt” tương lai sau này của trẻ.
Trẻ từ 2 tuổi trở lên mà tình trạng đi nhón chân vẫn còn, bố mẹ cần kịp thời đưa trẻ đến bác sĩ để chữa trị, nếu như không muốn con "vất vả" hơn trong tương lai.