Đại học Harvard đã thực hiện một cuộc khảo sát trên 1.000 trẻ ở độ tuổi mầm non, kết quả chỉ ra rằng kỹ năng giao tiếp mà trẻ mầm non thể hiện trong khuôn viên trường sẽ quyết định thành tích của trẻ hai mươi năm sau.
Trẻ từ 2-6 tuổi là giai đoạn giao tiếp giữa các cá nhân tốt nhất, nếu bố mẹ trau dồi các kỹ năng xã hội phù hợp, con sẽ có nhiều triển vọng hơn trong tương lai. Các chuyên gia đã chỉ ra có 4 kỹ năng quan trọng ở độ tuổi này.
Biết lắng nghe người khác
Biết lắng nghe kỹ năng, đức tính tốt mà bố mẹ cần tạo cho bé hình thành thói quen từ nhỏ. Bởi, nó ảnh hưởng rất lớn đến cách ứng xử, các mối quan hệ xung quanh trẻ.
Kỹ năng lắng nghe còn mang lại cho con nhiều lợi ích bất ngờ, giúp trẻ trở thành một người tốt và sớm gặt hái thành công trong công việc, cuộc sống.
Ở trường, khi trẻ có thói quen lắng nghe, trẻ thường được cô giáo và các bạn cùng lớp hoan nghênh, tự tu dưỡng hơn trong quá trình tương tác với người khác, từ đó được người khác tôn trọng.
Để rèn được kỹ năng này, đòi hỏi phải có quá trình tập luyện lâu dài. Thời điểm tốt nhất để rèn luyện và hình thành thói quen này đó chính là khi còn nhỏ. Đây là giai đoạn tâm hồn của trẻ thơ vẫn còn non nớt, ít bị chi phối bởi nhiều suy nghĩ.
Kỹ năng lắng nghe giúp trẻ trở thành một người tốt và sớm gặt hái thành công trong công việc, cuộc sống.
Tính độc lập từ bé
Nhiều trẻ nhỏ hiện nay được bố mẹ cưng chiều hết mức, mọi việc trong nhà đều được bố mẹ chăm sóc rất chu đáo. Vì vậy, nhiều đứa trẻ mất dần đi khả năng tự lập, điều này rất khó nếu trẻ tách riêng sống độc lập bố mẹ về sau.
Ngược lại, những đứa trẻ tự lập ngay từ nhỏ sẽ có xu hướng tự tin, quyết đoán, dễ thích nghi với môi trường mới. Ví dụ, trẻ có thể tự học cách mặc quần áo và ăn uống, tự sắp xếp việc học và tự tìm ra giải pháp cho các vấn đề, lâu dần giúp tăng sự tự tin của trẻ.
Đồng thời, khi được rèn tính tự lập sớm, trẻ cũng thường biết chịu trách nhiệm về hành động của mình trước khi làm mọi việc, khả năng quyết đoán, xử lý vấn đề khó khăn tốt hơn.
Để đạt được điều này, bố mẹ nên cho trẻ nhiều cơ hội tự lựa chọn hơn, học cách tự chăm sóc bản thân, làm những việc đơn giản phù hợp với lứa tuổi, từ đó dạy con tự phân tích kết quả có thể xảy ra tương ứng với mỗi quyết định. Khi trẻ đưa ra quyết định, bố mẹ nên hỗ trợ và giúp trẻ nâng cao sự tự tin trong việc ra quyết định.
Biết chia sẻ, sống hòa thuận với người khác
Việc dạy trẻ biết chia sẻ là cả một quá trình dài, những đứa trẻ sẵn sàng chia sẻ giúo trẻ giao tiếp và kết bạn, xây dựng được những mối quan hệ tốt.
Khi trẻ biết mở lòng “cho đi”, không chỉ là mang lại niềm vui, sự thoải mái cho bản thân và người được giúp đỡ, mà khi gặp khó khăn, cũng sẽ có nhiều người sẵn sàng giúp đỡ trẻ.
Bố mẹ có thể khuyến khích trẻ chia sẻ đồ chơi với các bạn, thúc đẩy con nên làm những việc có ích, tránh tranh giành hay cãi nhau với bạn bè. Tuy những việc làm này tưởng chừng đơn giản nhưng sẽ giúp ích thật nhiều cho trẻ về mặt nhận thức sau này.
Bố mẹ có thể khuyến khích trẻ chia sẻ đồ chơi với các bạn, thúc đẩy con nên làm những việc có ích, tránh tranh giành hay cãi nhau với bạn bè.
Có tinh thần trách nhiệm cao
Nhiều trẻ nhỏ vì được bố mẹ nuông chiều nên thường tự xem mình là trung tâm của vũ trụ và mọi người phải có trách nhiệm làm mọi thứ cho trẻ. Lâu dần, trẻ sẽ lớn lên có thể trở thành người vô trách nhiệm
Bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ là điều vô cùng quan trọng và không thể thiếu. Bố mẹ có thể bắt đầu cầu con làm một số việc nhà trong khả năng của mình và gánh vác trách nhiệm gia đình.
Làm những việc này có thể rèn luyện cho trẻ tinh thần trách nhiệm, tự ý thức làm tốt việc của mình, đồng thời cũng sẽ giúp con được các thầy, cô và các bạn cùng lớp quý mến.
Bố mẹ có thể bắt đầu cầu con làm một số việc nhà trong khả năng của mình và gánh vác trách nhiệm gia đình.