Khi chào đời, trẻ sơ sinh hầu như sử dụng toàn bộ thời gian để ăn và ngủ, mặc dù hệ thống thần kinh chưa thực sự phát triển, nhưng trẻ đã có thể thực hiện được nhiều hành động từ tháng đầu tiên.
Tháng đầu tiên được xem là khoảng thời gian kỳ diệu, bởi bé bắt đầu làm quen với môi trường mới, một thế giới tuyệt diệu và khác xa hoàn toàn so với không gian trong bụng mẹ.
Trên thực tế, việc chọn trò chơi thích hợp với bé và khuyến khích con tham gia sẽ mang lại rất nhiều lợi ích. Vì vậy, trong thời điểm này nếu bố mẹ biết cách tương tác, hoặc hướng dẫn trẻ chơi một số trò chơi đơn giản sẽ giúp con phát triển cơ bắp, giác quan, thể chất, tinh thần và tạo ra những sự kết nối gần gũi với bố mẹ.
Dưới đây là một số trò chơi, hoạt động phù hợp cho bé 1 tháng tuổi, bố mẹ có thể tham khảo.
Nói chuyện với bé mỗi ngày
Nhiều người nghĩ rằng trẻ 1 tháng tuổi còn quá nhỏ nên chưa thể hiểu được lời người khác nói. Nhưng thực tế, gay từ khi chào đời, trẻ đã bắt đầu nắm bắt được những điều cơ bản về cách sử dụng ngôn ngữ từ khi sinh ra.
Từ những tiếng khóc “oe oe”, hay ánh mắt, cứ chỉ vướn mình theo tiếng vỗ tay của người thân… Đều là những nỗ lực đầu tiên để con có thể giao tiếp. Mà đó chính là trò chơi cho bé 1 tháng tuổi, kết quả của cuộc “tâm sự” hàng ngày của ông bà, bố mẹ với con.
Các nghiên cứu cho thấy việc trò chuyện với bé 3 giờ mỗi ngày trong suốt tháng đầu tiên. Sẽ giúp bé phát triển phần não bộ, kích thích thính giác, giúp bé sớm nhận ra giọng nói của những người thân quen.
Trẻ sơ sinh hầu như sử dụng toàn bộ thời gian để ăn và ngủ.
Không chỉ vậy, việc thường xuyên trò chuyện với con còn giúp bé hình thành liên kết ngôn ngữ. Kích thích và thúc đẩy khả năng ngôn ngữ cho trẻ. Con cũng cảm nhận được tình yêu và sự quan tâm của người thân hơn.
Khi nói chuyện với bé, mẹ có thể nói bất cứ điều gì, nhưng chú ý hãy luôn giữ tông giọng thật nhẹ nhàng và ngọt ngào.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể bắt đầu đọc sách, một cuộc khảo sát đã cho thấy việc trẻ được bố mẹ đọc sách cho từ khi lọt lòng cho đến khi lớn sẽ giúp trẻ biết đọc sớm hơn. Đồng thời giúp kỹ năng đọc hiểu vượt trội hơn các bạn đồng lứa.
Hát, cù, đếm ngón chân, thổi bụng
Hát hò là một trò chơi cho bé 1 tháng tuổi mà bố mẹ nên áp dụng. Mẹ có thể quan sát thấy khi bật nhạc bé sẽ đung đưa người hoặc rất phấn khích theo giai điệu.
Mẹ hãy cùng hát theo và nắm tay chân bé lắc lư theo điệu nhạc nhé. Mẹ cũng có thể bế bé lắc lư và chuyển động trong khắp căn nhà. Tuy nhiên vì thính giác của trẻ mới sinh còn rất nhạy cảm, thế nên mẹ lưu ý đừng bật nhạc quá to. Đồng thời cũng nắm tay và lắc lư bé thật nhẹ nhàng.
Ngoài ra, việc cù, đếm ngón chân trẻ 1 tháng tuổi cũng rất hữu hiệu. Bởi lòng bàn chân có rất nhạy cảm và tập trung nhiều dây thần kinh. Mẹ có thể dùng lược răng mềm hoặc dùng ngón tay cù nhẹ vào lòng bàn chân bé.
Phương pháp này có tác dụng tăng cường sức đề kháng và thúc đẩy trí não phát triển. Bố mẹ nên chú ý đến thời gian và cường độ, không nên cù nhiều và lâu quá khiến bé cười sặc sụa, dễ bị tắc thở, lồng ruột hoặc nôn trớ rất nguy hiểm. Tốt nhất chỉ nên cù nhẹ khoảng 15 giây, thấy bé cười nhiều thì dừng lại ngay rồi mới tiếp tục.
Khi nói chuyện với bé, mẹ có thể nói bất cứ điều gì, nhưng chú ý hãy luôn giữ tông giọng thật nhẹ nhàng và ngọt ngào.
Cho bé chạm và nhìn vào những đồ vật màu sắc, thú vị
Khám phá các đồ vật bằng mắt, sau đó là tay và miệng, đây được gọi là theo dõi và là một trong những cách đầu tiên mà trẻ khám phá thế giới trong khi xây dựng kỹ năng thị giác, xúc giác.
Mẹ có thể đưa các đồ vật lại gần để bé có thể chạm vào chúng, và bắt đầu học về cảm giác của các đồ vật khác nhau. Những đồ vật như đồ chơi mềm, lục lạc hoặc sách vải với các trang có kết cấu khác nhau sẽ mang lại nhiều niềm vui cho trẻ sơ sinh.
Cho bé tiếp xúc với những đồ chơi giúp kích thích giác quan có nhiều màu sắc, hay sách vải. Mẹ hãy cho bé một vài đồ chơi để luyện tập khả năng cầm nắm. Ngoài ra, mẹ cũng có thể dùng chiếc thảm đặt bé nằm chơi hoặc đọc sách cho con nghe.
Cho bé nghe và bắt chước âm thanh
Âm thanh là sự dao động cơ học của các tần số mà tai người có thể nghe thấy được. Âm thanh bao gồm cả tiếng ồn và âm nhạc.
Bắt chước âm thanh, biểu cảm và hành động sẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, thính giác tốt hơn. Khi bố mẹ đáp lại những tín hiệu của bé giúp phản chiếu bé thể hiện và nó có ý nghĩa cực kỳ quan trọng vì khả năng bắt chước chính là nền tảng cho sự phát triển các kỹ năng cơ bản của bé.
Mẹ có thể đưa các đồ vật lại gần để bé có thể chạm vào chúng, và bắt đầu học về cảm giác của các đồ vật khác nhau.
Một số loại âm thanh mà bố mẹ có thể sử dụng để trẻ 1 tháng tuổi dễ dàng bắt chước và thích thú như:
- Tiếng kêu của các con vật: vịt kêu cạc cạc, gà trống gáy ò ó o o o, gà mái kêu “cục cục cục tác”, chó sủa “gâu gâu”, mèo kêu “meo meo”...
- Tiếng động của các nhạc cụ được phát ra: tích tích, tò te, thùng thùng thùng...
- Tiếng động của nước: mưa to ầm ầm, tiếng sét, tiếng nước chảy róc rách, tiếng nước chảy ồ ồ, tiếng mưa chảy từ hiện xuống tách tách tác
- Tiếng nhạc có thể là giai điệu của các bài hát, có thể biểu thị bằng các âm hoặc các từ đơn...
Bố mẹ và con cùng nhìn ngắm nhau
Nhiều nghiên cứu cho thấy bé sơ sinh bị thu hút bởi khuôn mặt hơn bất kỳ thứ gì khác, kể cả đồ chơi. Thường xuyên nhìn vào khuôn mặt bé sẽ giúp bé cảm thấy vui vẻ và gắn kết tình mẫu tử. Vì thế việc tương tác gần cùng bé sẽ là trò chơi cho bé 1 tháng tuổi hiệu quả.
VÌ lúc này tầm nhìn của bé còn hạn chế nên mẹ có thể ghé sát mặt con để tương tác cùng bé. Mẹ hãy nói chuyện với con một cách nhẹ nhàng tình cảm.
Đồng thời mẹ cũng có thể làm một vài biểu cảm mặt ngớ ngẩn khác nhau trên khuôn mặt để thu hút sự chú ý của bé. Lè lưỡi, phồng má, trò chơi dân gian, hay bất cứ điều gì để thu hút sự chú ý của trẻ.