Trong lúc cặp nhiệt độ cho con, người mẹ trẻ tên Trương (Trung Quốc) chủ quan không để ý, đứa trẻ lại hiếu động chẳng may cắn vỡ nhiệt kế. Biết rõ sự việc song chị chủ quan ép bé nôn và súc miệng bằng nước muối thay vì tới cơ sở y tế kiểm tra.
Một vài ngày sau, bé có hiện tượng đau bụng dữ dội, da xanh xao và nôn nhiều. Người mẹ lập tức cho bé tới bệnh viện nhưng sự việc đã quá muộn. Bé được chẩn đoán bị viêm miệng, co giật, nôn ói và viêm ruột dẫn tới ngộ độc cấp tính, suy hô hấp và tử vong.
Cặp nhiệt độ cho con, mẹ bất cẩn khiến bé tử vong. (Ảnh Imama)
Các bác sĩ cho biết thủy ngân là một kim loại màu trắng bạc, thể lỏng, không tan trong nước và có thể bốc hơi tương đối dễ ở nhiệt độ phòng. Thủy ngân có trong nhiệt kế là dạng thủy ngân nguyên chất, được hấp thu rất ít khi vào đường tiêu hóa nhưng chúng trở nên rất độc khi vào phổi nếu trẻ hít trực tiếp.
Khi trẻ hít phải thủy ngân sẽ hấp thu nhanh qua đường hô hấp, qua màng phế nang vào máu đến thận, gan lách và hệ thần kinh trung ương. Trường hợp thủy ngân ở lâu trong cơ thể sẽ dẫn tới tử vong.
Chị Trương cho biết bản thân vô cùng hối hận vì thiếu thận trọng và chủ quan khiến con phải chịu đau đớn và ra đi mãi mãi. Chị chia sẻ câu chuyện nhằm cảnh tỉnh các bậc phụ huynh để tâm tới con nhỏ và đặc biệt lưu ý khi cặp nhiệt độ cho bé.
Tại Việt Nam cũng từng xảy ra những vụ trẻ ngộ độc thủy ngân khi sử dụng nhiệt kế tương tự. Như trường hợp của con chị Nguyễn Thị Thủy (Gia Lâm, Hà Nội). Chị đã gần như đứng tim khi không may để con nuốt phải thủy ngân có trong nhiệt kế.
Theo chị Thủy, trước đó con trai chị 4 tuổi bị sốt virus. Chị đã dùng nhiệt kế thủy ngân để cặp nhiệt độ cho con. Thấy con hợp tác, ngoan ngoãn khi cặp nhiệt độ, chị chủ quan đi làm việc khác. Chưa đầy 3 phút sau, em bé khóc lóc cầm chiếc nhiệt kế đã vỡ đưa cho chị. Nhân lúc mẹ không để ý, bé đã đưa nhiệt kế lên miệng và cắn vỡ.
Thủy ngân có trong nhiệt kế là dạng thủy ngân nguyên chất, rất độc hại nếu hít phải. (Ảnh minh họa)
Cách xử lý khi trẻ không may nuốt phải thủy ngân
Khi trẻ không may nuốt phải thủy ngân, bố mẹ không nên thực hiện các biện pháp như móc họng, bóp bụng gây nôn cho trẻ. Bởi việc móc họng sẽ khiến trẻ bị sặc, thủy ngân bị đẩy ngược lên, có nguy cơ chui vào phổi khiến trẻ tử vong.
Việc cần làm là đưa trẻ đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế nơi gần nhất để được các y bác sĩ hướng dẫn. Bình tĩnh theo dõi phân của trẻ trong vài ngày để xác định, đánh giá lượng thủy ngân đã được bài tiết ra ngoài. Đồng thời cho trẻ ăn uống đầy đủ, đặc biệt uống nhiều nước để tránh táo bón, giúp sự bài tiết tốt hơn.
Một số dụng cụ đo nhiệt độ cho trẻ
Bên cạnh nhiệt kể thủy ngân khá phổ biến, mẹ có thể sử dụng một số loại nhiệt kế có tính an toàn hơn như:
Nhiệt kế điện tử
Nhiệt kế điện tử có ưu điểm dễ sử dụng nhưng hiệu quả không cao so với nhiệt kế thủy ngân.
Ví dụ, nhiệt độ cơ thể bình thường của bé là 36,5 ℃ nhưng với nhiệt kế điện tử nhiệt độ có khả năng lên 37 ℃. Đây là một trong số yếu điểm song cha mẹ có thể yên tâm nếu nhiệt độ cơ thể bé không vượt mức này thì trẻ hoàn toàn bình thường.
Trẻ có khả năng tử vòng nếu hít phải thủy ngân trong thời gian dài. (Ảnh minh họa)
Nhiệt kế hồng ngoại
Nhiệt kế hồng ngoại hoạt động dựa trên hiệu ứng bức xạ nhiệt dưới dạng hồng ngoại của các vật nóng. Tuy nhiên thiết bị này đòi hỏi sự ảnh hưởng của môi trường xung quanh, chẳng hạn khi mùa đông nhiệt độ thấp nhiệt kế có thể không đo chính xác thân nhiệt người bệnh.
Nhiệt kế dán trán
Nhiệt kế dán trán giúp theo dõi thân nhiệt của bé đơn giản nhất. Việc sử dụng nhiệt kế rất dễ dàng, chỉ cần dán trực tiếp lên trán và đợi khoảng 1 phút nếu miếng dán thay đổi màu sắc thì rất có thể bé bị sốt.
Lưu ý: Khi trẻ bị ốm cha mẹ nên đo nhiệt độ cho bé từ 1-2h/ lần bởi trẻ nhỏ thân nhiệt thường không ổn định. Ngoài ra, cần phải quan sát xem bé có xuất hiện triệu chứng bất thường hay không, nếu có hãy đưa trẻ tới cơ sở y tế để kiểm tra.
Khi sử dụng nhiệt kế thủy ngân, cha mẹ lưu ý cần giám sát con cẩn thận để tránh xảy ra nguy cơ đáng tiếc như trên.