Ngày xửa ngày xưa, ông Địa như người bình thường và có kết thân với Hà Bá. Cũng tại vùng đó có bà góa phụ vô cùng chua ngoa nhưng lại có một cô con gái vô cùng xinh đẹp. Mỗi lần tức giận bà lại nói:
– Má mày Hà Bá!
Nghe thấy vậy ông Địa nghĩ thầm mà cười. Một lần đến chỗ Hà Bá chơi ông nói với Hà Bá là có người ngày nào cũng nhắc đến anh và muốn hiến cô gái xinh đẹp cho anh. Nghe vậy Hà Bá tưởng thật liền nói:
– Anh làm mối cho ta vậy. Được không?
Ông Địa nghe thấy vậy liền đồng ý luôn.
Ngay hôm sau Ông Địa dẫn Hà Bá đến nhà người đàn bà đó. Vì sáng sớm cô gái vấn chưa tỉnh ngủ. Bà mẹ đang ngồi quét sân. Có con chó cứ nằm ỳ ra đó đuổi không đi bà bèn mắng:
– Cái đồ Hà Bá này!
Vừa nghe dứt lời Hà Bá tức giận lắm bèn đạp cho Ông Địa một cái.
– Ý ông nói tôi phải lấy con chó đó hả?
Ông Địa ngã xuống nước kinh nhưng vẫn không nhịn được cười nên bị uống rất nhiều nước. Vì vậy, ông có cái bụng to như vậy.
Vì vậy, mới có sự tích ông Địa được truyền lại cho đến ngày nay.
Tại Nam Bộ, người dân luôn coi ông địa là thần cai quản đất. Là người mang rước tài lộc về cho gia đình.
Tại nhiều nơi, họ gọi Ông Địa là thổ công và thờ tụng. Bát hương của Thổ công nên được đặt chính giữ, bên trái là bát hương bà cô tổ còn bên phải là bát hương gia tiên. Thông thường khi xây cất hay làm bất cứ hoạt động gì liên quan đến đất đai người dân đều phải cúng vái xin phép Thổ Công hay còn gọi là ông Địa mới được làm.
Sự tích ông Địa như một tín ngưỡng dân gian mà không chỉ xưa cho đến tận bây giờ người dân mọi miền vẫn không bỏ qua được phong tục này. Trong lòng dân Ông Địa luôn là một vị thần hiền từ, nhân hậu luôn phù hộ giúp chúng sinh phát tài.