Trẻ nhỏ vốn rất hiếu động lại vô cùng tò mò về mọi thứ xung quanh nên thường xuyên “táy máy” tay chân. Vì vậy, ở độ tuổi này, trẻ phạm lỗi cũng là chuyện thường. Tuy nhiên, cha mẹ sẽ xử trí thế nào nếu một ngày chợt phát hiện con mình đã tiêu hết 200 triệu đồng trong... một nốt nhạc?
Đây là một câu chuyện từng được chia sẻ với mức độ chóng trên mạng xã hội Trung Quốc. Được biết, câu chuyện này đã xảy ra trước đó trong một ngày 8/3 nhưng khiến cư dân mạng vẫn hài hước nhắc lại mỗi khi đến dịp.
Theo đó, một cậu bé 6 tuổi sống ở Bắc Kinh đã tiêu 70,000 nhân dân tệ (khoảng 230 triệu đồng) sau khi ấn nút “mua hàng” cho các sản phẩm trong giỏ mua hàng trực tuyến của cha mình.
Cả cha và mẹ của cậu bé đều không hề hay biết gì cho đến khi 233 đơn hàng đồng loạt được giao đến nhà trong cùng một ngày. Thoạt đầu, người mẹ vô cùng vui vẻ vì cứ nghĩ chồng mình đang cố tình tạo bất ngờ cho mình với những món quà 8/3 sớm. Tuy nhiên, số lượng đơn hàng được giao càng ngày càng dồn dập, người mẹ mới bắt đầu cảm thấy có gì đó không ổn.
Các món hàng lần lượt được giao đến nhà khiến người mẹ "choáng váng".
Người cha thì vô cùng ngạc nhiên vì không biết ai đã mua chúng. Đến khi vào ứng dụng mua sắm điện tử của mình kiểm tra mới tá hỏa “thủ phạm” chắc chắn là cậu con trai “ngây thơ vô số tội” vì vài ngày trước, người cha đã cho con trai dùng điện thoại của mình.
Cuối cùng, hai vợ chồng đã phải yêu cầu trả lại tất cả hàng hóa. Thật may là hầu hầu các giao dịch đều được hoàn lại mà không phải mất thêm phí, người cha cũng đã giữ lại một số món để làm quà cho vợ mình nhân ngày 8/3 sắp tới.
Người cha sau đó đã tải lên một bức ảnh của con trai mình ngồi trước những chiếc hộp được giao đến nhà kèm dòng chia sẻ hài hước: “Hàng đã hoàn lại được, vậy cậu con trai này tôi có thể trả lại luôn được không?”. Hai vợ chồng này có lẽ đã học được “một bài học đáng nhớ”.
“Hàng đã hoàn lại được, vậy cậu con trai này tôi có thể trả lại luôn được không?”, người cha nửa đùa nửa thật .
Thực tế, con cái khi còn nhỏ không thể tránh khỏi việc phạm phải lỗi lầm, dù không cố ý nhưng cũng sẽ khiến cha mẹ cảm thấy tức giận và khó có thể kìm được cảm xúc mà la mắng trẻ. Tuy nhiên, đây không phải là việc cha mẹ nên làm. Thay vào đó, mẹ nên cho trẻ cơ hội để tự học được cách xử lý vấn đề qua 2 bước đơn giản sau:
Quy trình 2 bước giúp cha mẹ xử lý tình huống khi con phạm lỗi
BƯỚC 1: Cha mẹ hãy bình tĩnh, hít thở sâu, đếm từ 1-3. Kế đó, không nên biểu hiện cảm xúc tức giận hay chán nản gì cả, cha mẹ hãy giữ thái độ nghiêm bình thường và bế bé sang 1 bên. Thiết lập đồng hồ để chuẩn bị thực hiện hình phạt time out với trẻ. Lưu ý: số phút thực hiện time out bằng với số tuổi của bé. Chẳng hạn bé 3 tuổi thì sẽ thực hiện time out trong vòng 3 phút.
BƯỚC 2: Áp dụng time out. Hình phạt time-out là bước quan trọng để trẻ có thời gian tái lập và phát triển kỹ năng não bộ ở tầng 2 là phân tích và ghi nhớ.
Time-out cũng quan trọng cho cả cha mẹ vì cha mẹ sẽ có thời gian đặt ra 3 câu hỏi quan trọng:
1. Tại sao bé lại hành xử như vậy?
2. Bài học nào bạn muốn dạy bé trong tình huống này?
3. Bạn sẽ dạy bé như thế nào về bài học này là cách tốt nhất?
Kết thúc time out, hãy thông cảm và đến bên bé, cha mẹ hãy nói cho bé biết tại sao và đưa giải pháp cho bài học. Trẻ đã có thời gian time-out để kỹ năng xử lý của não bộ sẵn sàng lên tầng 2, do đó việc làm của cha mẹ lúc này sẽ rất dễ dàng, chỉ cần kiên nhẫn.
Mẹ cũng đừng đừng dừng lại ở đây mà hãy tạo cho bé cơ hội sửa sai bất cứ khi nào có thể. Ví dụ, 2 bé đánh nhau, không chỉ dừng lại giải thích cho bé hiểu mà hãy tạo cơ hội cho 2 bé làm việc lại cùng với nhau. Đó là quy trình mà mọi đứa trẻ đều phải rèn luyện để giúp não bộ làm việc theo cách tốt nhất.