Trên thực tế, trẻ khóc là một biểu hiện cảm xúc bình thường khi tâm lý không ổn định. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ khóc, trong đó xuất phát từ vấn đề sợ hãi khi gặp người lạ cũng là một nguyên nhân gây tác động mạnh. Bố mẹ cần đặc biệt lưu ý để có cách giáo dục trẻ phù hợp, giúp trẻ trở thành một người tự tin trong tương lai.
Dịp Tết năm nay, gia đình chị Hiểu Lý (Trung Quốc) quyết định cùng nhau về quê ngoại đón Tết. Chị có một cô con gái vừa tròn 10 tháng tuổi. Kể từ ngày chị sinh bé, đây là lần đầu tiên cháu ngoại mới được gặp ông bà.
Cô bé tỏ ra vô cùng tò mò mà nhìn ngắm mọi thứ xung quanh. Nhìn thấy gương mặt búng ra sữa, rất đáng yêu của cô bé nên ông bà không thể kiềm chế được cảm xúc vui mừng và muốn nựng bé.
Tuy nhiên, khi bà ngoại muốn bế cháu thì cô bé bất ngờ khóc lớn. Mắt luôn hướng về phía chị Hiểu Lý như muốn “cầu cứu”. Khi thấy phản ứng của con gái, chị Hiểu Lý không khỏi ngỡ ngàng và cảm thấy vô cùng “xấu hổ” với bà ngoại cô bé.
Theo các chuyên gia, hành vi khóc lớn khi gặp người lạ thường phổ biến ở trẻ nhỏ. Biểu hiện rụt rè, thiếu tự tin này xuất phát từ việc trẻ cảm thấy không an toàn khi tiếp xúc với người mà trẻ chưa từng gặp trước đây.
Trẻ từ 6 tháng tuổi đã bắt đầu có nhận thức về những người thân quen, thường xuyên chăm sóc. Ngược lại, trẻ cũng sẽ nhanh chóng nhận ra gương mặt lạ lẫm của một số người mà chúng không tiếp xúc thường xuyên. Vậy lý do nào đã khiến trẻ có hành vi này?
Nhận biết được người lạ, người quen
Đối với trẻ nhỏ từ 3 tháng tuổi trở lên, nhận thức đã phát triển. Điều này giúp cho bé phân biệt được người quen và người lạ. Mẹ là người mà trẻ cảm thấy tin tưởng, gần gũi nhất.
Ngoại trừ mẹ ra, những người không rơi vào tầm nhìn của trẻ thường xuyên, tạo cho trẻ cảm giác thân thuộc thì trẻ sẽ lảng tránh hoặc khóc theo phản ứng bản năng.
Ngoài ra, đối với những ông bố bà mẹ thường cho trẻ ở nhà thay vì ra ngoài nhiều, trẻ sẽ rất hạn chế về các mối quan hệ.
Vì vậy, trong trường hợp trẻ tiếp xúc với quá nhiều người, trẻ sẽ cảm thấy hoảng loạn và sợ hãi. Hành vi khóc lớn chính là phản ứng tự vệ của trẻ khi bé cảm thấy bị đe dọa.
Khi gặp những người mà trẻ chưa từng tiếp xúc, trẻ sẽ có hành vi lảng tránh để tự vệ.
Mùi lạ
Xét về sinh lý, trẻ nhỏ có khứu giác nhạy cảm đáng kinh ngạc. Mặc dù, thị giác và thính giác của trẻ còn khá hạn chế, nhưng chỉ cần ngửi được mùi hương quen thuộc thì trẻ có thể nhận ra được mẹ chúng đang ở gần.
Nếu người lạ bế trẻ, chúng sẽ có thể nhận ra được ngay thông qua mùi cơ thể. Đặc biệt, để bày tỏ sự khó chịu và không hài lòng đối với những mùi lạ như mùi thuốc lá, bia rượu, mùi mồ hôi hay mùi nước hoa… trẻ sẽ khóc lớn.
Khứu giác của trẻ rất nhạy, nếu không phải mùi của mẹ thì trẻ sẽ mất đi cảm giác an toàn.
Quan điểm thẩm mỹ riêng
Cũng giống như người lớn, trẻ nhỏ cũng có sở thích riêng. Khi nhìn thấy những người có đường nét khuôn mặt không đúng với “gu” của mình, trẻ sẽ lập tức có phản ứng lảng tránh hoặc khóc lớn. Đặc biệt là người có ngoại hình dữ tợn.
Ngược lại, trẻ sẽ nới lỏng sự phòng vệ và có thiện cảm đối với những người có gương mặt vui vẻ, dễ mến hoặc thân thiện.
Để giúp trẻ trở nên tự tin hơn, bố mẹ nên đưa trẻ ra ngoài thường xuyên để tương tác với nhiều người. Tuy nhiên, việc cưng nựng và hôn trẻ cần hạn chế nếu như bố mẹ muốn bảo vệ tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ.
Người có ngoại hình không hợp sở thích của trẻ, trẻ sẽ tỏ ra sợ hãi và khóc lớn.