Bé 3 tuổi vỡ thực quản vì sai lầm của bà nội
Vào 9h sáng ngày 9/10, khi đang bận rộn trong nhà, chị Zhang và mẹ chồng bỗng nghe thấy tiếng khóc ré lên của cô bé Yanyan (3 tuổi). Họ hốt hoảng chạy vào thấy mặt cô bé đã tím ngắt và đồng xu vốn nằm trong tay bé lúc trước đã biết mất. Thông qua cử chỉ là một vài lời bập bẹ ngắt quãng của bé, họ biết cháu đã nuốt đồng xu vào miệng.
Bà nội ngay lập tức dùng tay thò vào cổ họng cô bé để móc đồng xu ra. Bà kể lại: "Lúc đó đồng xu chưa xuống quá sâu trong cổ họng". Vì mắt nhìn thấy rõ đồng xu nên bà cố móc nó ra. Tuy nhiên, cô bé đau đớn mà giãy dụa khiến đồng xu tụt sâu xuống dưới.
Sau đó, mẹ cô bé đã chạy đến hiệu thuốc mua thuốc bôi trơn. Thế nhưng họ vẫn không lấy được đồng xu ra mà còn khiến bé gái khạc nhổ, nôn thốc nôn tháo. Đến tận lúc này, người nhà mới vội vàng đưa Yanyan đến bệnh viện. Qua chụp X-quang, đồng xu vẫn kẹt giữa cổ họng, tình trạng vô cùng nguy hiểm. Cô bé ngay lập tức đưa lên bệnh viện tuyến trên.
Ảnh chụp X-quang cho thấy đồng xu mắc kẹt giữa cổ họng của cô bé Yanyan
Trên đường chuyển viện, gia đình lại bị tắc đường. Cô bé luôn trong trạng thái nửa tỉnh nửa mê nguy hiểm. Phải mất 1 tiếng, cả gia đình mới đến được bệnh viện. Khoảng 15 giờ, bé Yanyan được đưa vào phòng phẫu thuật nhưng lúc này đồng xu đã rơi xuống tận dạ dày.
Sáng ngày 10/10, tình trạng của Nghiên Nghiên đã khá hơn rất nhiều. Y tá cho biết: “Hiện giờ đồng xu đang ở trong dạ dày bé, chúng tôi định dùng thuốc để đồng xu ra ngoài theo đường bài tiết”. Cô bé hiện đã qua cơn nguy hiểm. Thế nhưng do trước đó người nhà cho tay vào móc đồng xu nên thực quản của bé bị vỡ. Hiện nay, bé chỉ hút được nước và phải súc miệng sau khi ăn để tránh nhiễm trùng.
Cách xử trí khi dị vật mắc kẹt cổ họng
Giám đốc khoa Tai - Mũi - Họng - phụ trách trường hợp của bé Yanyan cho biết cô bé được đưa vào viện trong tình trạng hết sức nguy hiểm. Đồng xu mắc kẹt trong thực quản cũng có thể gây nên ngạt thở chết người. Thế nhưng rất may hiện giờ chỉ cần chờ đồng xu được bài tiết ra ngoài là gia đình có thể yên tâm.
Bác sĩ cũng cho biết thêm các trường hợp trẻ vô tình nuốt phải đồng xu không phải hiếm xảy ra, đặc biệt ở trẻ dưới 5 tuổi, đây đã là trường hợp thứ 5 mà bệnh viện tiếp nhận trong 2 năm nay. Bác sĩ nói: “Ngoài đồng xu, trẻ còn nuốt nhiều loại dị vật khác như: hạt dưa, đậu phộng, miếng táo to,...”.
Các biểu hiện lâm sàng khi trẻ nuốt phải dị vật được chia làm 4 giai đoạn. Đầu tiên là ho, nghẹt thở. Trong khi giai đoạn thứ hai sẽ tương đối yên tĩnh vào lúc này có thể không có triệu chứng hoặc chỉ nấc. Tiếp theo, vì sự kích thích ngoài cơ thể và tình trạng viêm, hoặc tắc nghẽn thực quản, có thể có ho nặng. Giai đoạn cuối cùng, bệnh nhân sốt, ho, đau ngực, đờm nhiều, ho ra máu, và khó thở.
Tiếp đó sẽ rơi vào trạng thái bình thường khiến chúng ta không nhận ra bé có triệu chứng lạ. Sau đó, bé sẽ ho dữ dội hơn do sự va chạm, mắc kẹt của dị vật trong cổ họng. Cuối cùng, bé sẽ có hiện tượng sốt, ho liên tục, nhiều đờm, đau ngực, ho ra máu và khó thở.
Để tránh trẻ em hóc do dị vật, ngoài việc cho bé ngồi ngay ngắn khi ăn, ăn từ tốn, nhẹ nhàng mà bố mẹ cần để ý loại bỏ các thói quen xấu của trẻ. Trẻ sơ sinh không nên cho ăn đậu, lạc và các thực phẩm có vỏ khác. "Sau khi bị hóc, cha mẹ không được cố gắng cho trẻ nuốt cơm, bánh mì, giấm hay dùng vũ lực đẩy xuống. Thay vào đó, nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế để có cách xử lý kịp thời".
Bác sĩ cũng khuyên khi dị vật đã mắc hẳn trong họng, tình hình nguy hiểm, người nhà có thể thực hiện một số biện pháp sơ cứu.