Ngày 28/5 vừa qua, tại vường thú Cincinnati ở Ohio, Mỹ, trong lúc đi chơi tại sở thú cùng gia đình,một cậu bé 4 tuổi đã trèo lên rào chắn chuồng khỉ rồi bất ngờ rơi vào bên trong ở độ cao khoảng hơn 3m. Các nhân chứng cho biết, trước sự bàng hoàng của gia đình cậu bé và khách tham quan, con khỉ đột nặng hơn 180kg đã lao đến kéo lê và quăng quật cậu bé suốt 10 phút.
Hình ảnh bé trai rơi vào chuồng khỉ được ghi lại.
Nhằm ngăn chặn con khỉ làm nguy hiểm đến tính mạng cậu bé, đội cứu hộ của vườn thú đã bắn chết con khỉ khổng lồ bằng một phát súng trường. Cậu bé sau đó đã được đưa đến Bệnh viện Nhi Cincinnati để chữa trị vết thương. Cậu bé nhập viện trong tình trạng có nhiều vết thương nhưng không nguy hiểm đến tính mạng, truyền thông địa phương dẫn lời cảnh sát cho biết.
Vụ việc này đã làm dấy lên nhiều luồng tranh cãi gay gắt trong dư luận nước Mỹ.
Làn sóng phản đối mạnh mẽ của những người yêu động vật
Những người yêu động vật đã vô cùng phẫn nộ và kịch liệt phản đối quyết định bắn hạ con khỉ của giám đốc sở thú, cho rằng ông chỉ tìm cách cứu đứa trẻ mà không hề nghĩ tới con khỉ đột. Nhiều người thì tức giận với cha mẹ của cậu bé khi cho rằng, đó chính là lỗi của họ vì để con trai chạy vào khu vực chuồng thú mà không trông chừng chứ không phải là lỗi của con vật tội nghiệp. "Các người đã giết chú khỉ đột tội nghiệp để bảo vệ một đứa trẻ mà cha mẹ của đứa trẻ ấy còn chẳng giữ được con mình", một cư dân mạng chia sẻ với thái độ đầy bức xúc.
"Các người đã giết chú khỉ đột tội nghiệp để bảo vệ một đứa trẻ mà cha mẹ của đứa trẻ ấy còn chẳng giữ được con mình", một cư dân mạng chia sẻ với thái độ đầy bức xúc.
Hơn 2.000 người đã kí vào lá đơn kiến nghị trên trang web Change.org để lên án lực lượng cảnh sát Cincinnati và sở thú vì giết chết con khỉ, đồng thời đề nghị cha mẹ bé trai phải chịu trách nhiệm vì đã không quản lí con em mình. Một trang Facebook mang tên Justice for Harambe (Công lý cho Harambe – tên con khỉ bị bắn chết) vừa thành lập đã thu hút hơn 4.500 lượt like.
Bên cạnh đó, một số nhân chứng mới chia sẻ thêm nhiều tình tiết khác của vụ việc khiến những người quan tâm lại càng thêm bức xúc. Cụ thể, cô Brittany Nicely, một nhân chứng có mặt tại hiện trường, cho biết, con khỉ “dường như chỉ đang canh giữ và bảo vệ của đứa trẻ mà thôi”. Cô kể lại: "Tôi nghĩ rằng ban đầu khi cậu bé bị ngã, con khỉ đã không hề biết gì. Tuy nhiên sau đó khi phát hiện ra, nó đã lao tới nhưng không hề đánh hay làm hại đến cậu bé.”
Kim O'Connor, một người quay lại đoạn video, cũng cho rằng có lẽ tiếng la hét của đám đông đã khiến chú khỉ hoảng loạn và có thể vì sợ đám người sẽ lao tới nên chú khỉ đã kéo cậu bé ra xa để phòng vệ.
Những người bảo vệ quyết định bắn hạ chú khỉ
Trong khi nhiều người phẫn nộ vì chú khỉ đột không đáng bị bắn hạ thì cũng không ít người cho rằng tính mạng con người là trên hết và mặc dù là quyết định rất khó khăn thì giải cứu được cậu bé không bao giờ là tội lỗi.
Nhiều nhân chứng có mặt tại sự việc cũng đồng ý rằng cặp vợ chồng kia không hoàn toàn vô trách nhiệm như mọi người nghĩ. Bà mẹ đã ở ngay cạnh cậu con trai khi vụ việc xảy ra, nhưng khoảng cách giữa người xem và khu vực chuồng thú rất gần nên việc sảy chân ngã xuống là điều hoàn toàn không ngờ tới với bà mẹ.
Lời trần tình của những người trong cuộc
Giám đốc sở thú, ông Thane Maynard khẳng định, vì sự an toàn cho tính mạng đứa trẻ, việc bắn hạ con khỉ đột là cần thiết. Ông cũng nói thêm rằng sở thú không quy trách nhiệm cho bất kỳ ai trong vụ này. "Chúng tôi giữ nguyên quyết định của mình", Maynard chia sẻ. Ông cho biết, nếu dùng thuốc gây mê với khỉ đột nặng 180kg thì không có tác dụng tức thì và việc bắn hạ là lựa chọn bất khả kháng để cứu sống cậu bé.
Trước những lời cáo buộc của cư dân mạng, mẹ bé trai bị rơi vào chuồng khỉ cũng lên tiếng trên Facebook, mong mọi người ngừng phán xét và không đẩy mọi chuyện đi quá xa.
Trước những lời cáo buộc của cư dân mạng, mẹ bé trai bị rơi vào chuồng khỉ cũng lên tiếng, mong mọi người ngừng phán xét và không đẩy mọi chuyện đi quá xa:
"Trong một xã hội này, chúng ta thường vội vàng phán xét chuyện một người làm cha mẹ lơ là, không để ý đến con cái và những người quen của tôi đều biết rằng, tôi là người giám sát con cái chặt chẽ.”
Cô cũng dành lời cảm ơn cho những người quan tâm và cứu giúp gia đình cô.
Có lẽ việc phán xét ai là người có lỗi trong vụ việc này là không cần thiết . Điều quan trọng là các bậc phụ huynh sẽ rút ra được bài học cho riêng mình để tránh tái diễn những tai nạn đau lòng như vậy xảy ra trong tương lai.