Bệnh tự kỷ là một chứng rối loạn tâm lý có thể ảnh hưởng đến hành vi, suy nghĩ, giao tiếp của con người. Bệnh này xảy ra chủ yếu ở trẻ em và thường có biểu hiện trước khi các bé lên 3 tuổi.
Với những đứa trẻ mắc bệnh tự kỷ, lúc nào chúng cũng có vẻ thờ ơ, không chú ý gì tới cuộc sống và các hoạt động xung quanh, không đáp lại sự săn sóc của người lớn bằng nét mặt, cách nhìn hay nụ cười.
Nhiếp ảnh gia Timothy Archibald đã chụp lại những hình ảnh giàu tính tượng hình về cậu con trai Elijah (12 tuổi) của mình từ 6 năm trước. Bị chẩn đoán mắc chứng tự kỷ, Elijah xuất hiện trong bộ hình cảm động do chính bố mình chụp, mang đến một góc nhìn mong manh về trẻ em tự kỷ.
Tự bao bọc bản thân trong lồng kính, không có lối thoát và suy nghĩ mông lung, những tấm hình trong sáng nhưng u ám của nhiếp ảnh gia - người bố có con mắc bệnh tự kỷ Timothy Archibald mang đến cho người xem sự thấu hiểu về một phần thế giới của những trẻ tự kỷ.
Những trẻ em bị tự kỷ thiếu hay chậm phát triển về khả năng liên hệ qua lại trong xã hội, không sử dụng được ngôn ngữ trong sinh hoạt xã hội, không thông hiểu hình ảnh ký hiệu và không biết chơi các trò cần sức tưởng tượng.
Bệnh này thường biểu hiện trước 3 tuổi. Đứa trẻ tự tách rời với thực tế và môi trường xung quanh. Ðứa trẻ mới sinh không thể hiện rõ bệnh, nhưng từ tháng thứ 18 trở đi, cha mẹ và những người săn sóc cháu có thể thấy rõ các triệu chứng của bệnh.
Trẻ em tự kỷ lúc nào cũng có vẻ thờ ơ, không chú ý gì tới cuộc sống và các hoạt động xung quanh, không đáp lại sự săn sóc của người lớn bằng nét mặt, cách nhìn hay nụ cười.
Các hoạt động tay chân thường không liên quan gì với nhu cầu thực tế, lặp đi lặp lại như máy, như các cử chỉ của những con rối, hai cánh tay đung đưa, nhiều khi không ăn nhịp với cơ thể.
Trẻ em tự kỷ vẫn lớn nhưng trí khôn có thể bị trì trệ, kém phát triển, không nói được hoặc nói không ra câu, khó hòa nhập với xã hội.
Ði tìm các phương pháp chữa trị, người ta đặc biệt chú ý về mặt tâm lý của các cháu bị bệnh hoặc phải sống xa cách với xã hội, hoặc cùng sống chung nhưng lại bị các bạn cùng lứa tuổi chế giễu, trêu chọc.