Lúc đầu QR code được dùng để theo dõi các bộ phận sản xuất xe hơi. Ngày nay nó được dùng trong quản lý kiểm kê trong nhiều ngành khác nhau, các phần mềm đọc qr code được cài đặt trên smartphone (điện thoại thông minh) có chức năng chụp ảnh, giúp chúng ta có thể giải mã QR code ở bất cứ đâu.
Khả năng lưu trữ thông tin
Một QR code có thể chứa đựng thông tin một địa chỉ web (URL), thời gian diễn ra một sự kiện, thông tin liên hệ (như vCard), địa chỉ email, tin nhắn SMS, nội dung ký tự văn bản hay thậm chí là thông tin định vị vị trí địa lý. Tùy thuộc thiết bị đọc QR code mà bạn dùng khi quét, nó sẽ dẫn bạn tới một trang web, gọi đến một số điện thoại, xem một tin nhắn...Tuy còn xa lạ với nhiều người nhưng QR code đã và đang đi vào đời sống hiện đại, hiện diện ở khắp nơi, trên các trang web, từ những cao ốc lớn đến những namecard trao tay, từ những thiếp mời các sự kiện công nghệ, hội thảo.
QR code cũng tương tự các mã vạch bạn thường thấy trên các thùng hàng, các sản phẩm được người bán lẻ theo dõi quản lý kho hàng và giá sản phẩm trong kinh doanh. Điểm khác biệt giữa QR code và mã vạch truyền thống là lượng dữ liệu chúng nắm giữ và chia sẻ. Các mã vạch truyền thống có các đường cạch thẳng dài một chiều và chỉ có thể lưu giữ 20 số, trong khi QR code hai chiều có thể lưu trữ thông tin hàng ngàn ký tự chữ số. QR code nắm giữ nhiều thông tin hơn và tính chất dễ dùng sẽ giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp nhỏ.
Khả năng lưu trữ dữ liệu của QR code:
Ký tự toàn số:
Tối đa 7089 ký tự
Ký tự (không dấu) và số:
Tối đa 4296 ký tự kiểu nhị phân (8 bits) lưu được ký tự có dấu
Tối đa 2953 bytes Kanji, full-width Kana tối đa 1817 ký tự
Tạo một QR code
Cách tạo QR code cũng khá đơn giản bạn có thể tạo trực tuyến trên mạng có sẵn trên các trang web:
http://qrcode.kaywa.com/
http://delivr.com/qr-code-generator
http://tools.visaonho.com/
Cách đọc QR code:
Với Windows Phone bạn có thể tải phần mềm tại đây.
Với Android bạn có thể tải tại đây.
Với Iphone bạn có thể tải tại đây.
Có thể bạn quan tâm: