Thông thường, cực dương làm bằng silicon có trong viên pin di động của điện thoại có khả năng hấp thụ được 4 ion nhưng công nghệ pin của các nhà khoa học Ampirus có thể hấp thụ được tới 6 ion nhằm tạo ra mật độ năng lượng lớn hơn qua đó tăng dung lượng pin cũng như thời lượng sử dụng. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, cực dương này có thể bị ăn mòn nhiều hơn do giãn nở kích thước vì bị các ion bám vào và tách ra. Điều này khiến cho viên pin nhanh chóng bị hủy hoại sau một số ít chu kỳ sạc.
Để giải quyết vấn đề này, viên pin mới của Ampirus đã được thay thế cực dương truyền thống bằng một cực dương silicon pha với carbon nhằm tăng độ bền, tuổi thọ pin cũng như giúp pin lâu bị chai hơn. Trung bình, viên pin thông thường sẽ chỉ còn 80% dung lượng pin sau khoảng 500 lần sạc nhưng với thế hệ pin mới kể trên, con số này là từ 700 đến 100 lần sạc. Chưa hết, dựa trên những bước thành công đầu tiên, thế hệ thứ 2 của công nghệ pin này cũng đang được phát triển và có khả năng gia tăng khoảng 50% năng lượng. Đồng nghĩa rằng chúng ta sẽ sớm được sử dụng những viên pin 4.500 mAh nhưng chỉ có kích thước của một viên pin 3.000 mAh. Với những bộ sạc lớn hơn có trong xe đạp điện hay ô tô điện, sự gia tăng này mang lại nhiều lợi ích đáng kể.
Rõ ràng, đây là một thành công to lớn với ngành di động trong bối cảnh chip điện thoại đang ngày càng mạnh lên và ngốn pin như tên lửa. Hy vọng rằng, công nghệ pin này có thể được ứng dụng ngay trên những siêu phẩm smartphone sẽ ra mắt trong năm nay như iPhone 6, Galaxy Note 4, LG G3 để phần nào xua tan đi nỗi lo thiếu hụt pin của người dùng.
Tham khảo: ET
Có thể bạn quan tâm: