Theo một cuộc nghiên cứu với 600.000 trung tâm hỗ trợ kỹ thuật trong 12 tháng qua ở Anh thì các điện thoại Android là những thiết bị dễ gặp vấn đề phần cứng nhất. Có đến 14% các cuộc điện thoại về Android là lỗi phần cứng, nhiều nhất so với các thiết bị khác như Windows Phone 7 với 9%, Apple iPhone với 8% và ít nhất là Blackberry của Research In Motion chỉ với 3,7%.
Lý do? Bạn chỉ cần nhìn số lượng công ty tham gia là hiểu. WDS, công ty thực hiện báo cáo này, nghiên cứu 35 nhà sản xuất các thiết bị Android. Chỉ có 5 nhà sản xuất thiết bị Windows Phone 7, iPhone và Blackberry mỗi hãng chỉ có một nhà sản xuất.
Apple và RIM kiểm soát rất chặt chẽ với việc sản xuất phần cứng. Apple quản lý chặt quá trình từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành sản phẩm. RIM thì kiểm tra các thiết bị rất kĩ lưỡng trước khi sản phẩm đến tay người sử dụng.
Còn với Windows Phone 7, Microsoft đặt ra những hướng dẫn cụ thể với từng điện thoại. Mỗi mẫu có những tính năng và thiết kế khác nhau, và điều đó giúp hệ điều hành hoạt động ổn định với tất cả các máy.
Tất nhiên, với số lượng đông đảo các nhà sản xuất như vậy thì Google không thể đảm bảo được chất lượng cao cho các thiết bị Android. Và theo nghiên cứu thì lỗi của các máy Android phần lớn lỗi phần cứng là do nhà sản xuất. Ví dụ như nhà sản xuất này thì hay gặp lỗi màn hình, nhà sản xuất kia thì lỗi bàn phím hay pin. Nhưng tiếc là WDS không đưa ra cụ thể tên nhà sản xuất.
Giám đốc marketting Craig Rich của WDS phát biểu “Các nhà mạng (và cả người tiêu dùng) cần cân nhắc trước khi lựa chọn loại điện thoại thông minh cho mình”. Lỗi phần mềm thì rất dễ sửa, nhưng lỗi phần cứng thì sẽ rất mất thời gian và thậm chí sẽ làm điện thoại hoạt động kém hơn dù cho đã sửa được lỗi. Ông cũng khuyến cáo các nhà sản xuất “Một chiếc điện thoại thông minh giá 100 USD cũng không hấp dẫn nếu tuổi thọ ngắn”.
Có thể bạn quan tâm: