Tính năng "truyền thống" của điện thoại là gọi điện, nhưng giờ đã được mở rộng thêm cả "gõ" e-mail, soạn thảo văn bản. Tuy nhiên, không phải smartphone nào cũng được trang bị màn hình cảm ứng hay bàn phím QWERTY. Nếu bạn quan trọng việc nhập liệu trên điện thoại di động thì nên "nghiên cứu" kỹ bàn phím của máy vì nó góp phần không nhỏ vào việc gõ văn bản nhanh hay chậm.
Dưới đây là những ưu, nhược cụ thể của từng loại bàn phím.
Điện thoại cảm ứng
Nhập liệu trên bàn phím ảo tùy thuộc vào hệ điều hành và phần mềm. |
Smartphone với màn hình cảm ứng truyền thống trước đây chỉ sử dụng bút để tùy chỉnh, nhưng ngày nay nhà sản xuất đã trang bị thêm các ứng dụng với các icon lớn, cho phép dùng ngón tay để kéo thả, soạn thảo. Nhiều model còn sử dụng tính năng cảm ứng điện dung. Như thế, bút từ sẽ không còn hữu dụng vì mọi ứng dụng đều điều khiển hoàn toàn bằng tay. Tuy nhiên, do sử dụng hệ điều hành hỗ trợ khả năng này nên việc sử dụng máy dễ hay khó hoàn toàn phụ thuộc vào phần mềm điều khiển.
Một trong những tranh cãi khi sử dụng điện thoại màn hình chạm chính là cách nhập liệu văn bản. Ví dụ, giao diện mặc định của Windows Mobile thường hiện bàn phím rất nhỏ, khi đó người dùng chỉ có thể dùng bút để đánh chữ, điều này rất bất tiện. Trong khi đó, iPhone 3G (hệ điều hành Mac) lại có màn hình lớn và bàn phím cũng lớn nên dễ sử dụng hơn.
Một số model màn hình cảm ứng có bàn phím ảo tốt là iPhone 3G, HTC Touch HD, Samsung Omnia.
Nhập liệu trên màn hình cảm ứng |
Ưu điểm |
- Thiết kế gọn gàng. - Tiết kiệm phím bấm thực làm cho máy trông đơn giản - Màn hình lớn bởi không gian để chưa các phím bấm được bỏ đi - Thường sử dụng tính năng nhận dạng chữ viết và bàn phím ảo cũng hỗ trợ các ngôn ngữ châu Á |
Nhược điểm |
- Việc soạn thảo thường thiếu cảm giác như bấm trên phím thực - Nhiều model đòi hỏi sử dụng cả hai tay |
Bàn phím QWERTY
Kiểu bàn phím QWERTY lộ ra ngoài và nằm dưới màn hình dễ sử dụng. Ảnh: Cnet. |
Kiểu bàn phím này nổi tiếng với những thiết bị như BlackBerry, Troeo của Palm. Tuy nhiên, mấy năm gần đây, các hãng như Nokia, Samsung, Motorola cũng lấy làm mẫu cho một số smartphone của mình. Phần lớn di động có bàn phím kiểu này thường nằm ở phân khúc doanh nhân vì được trang bị thêm tính năng e-mail và soạn thảo văn bản.
Khi chọn những model kiểu này, người dùng nên để ý điếu kiểu dáng của máy sao cho cầm gọn tay và dễ thao tác. Thông thường, các model có nút bấm cách nhau, đắp cao và vừa vặn trong tay thì dễ soạn thảo văn bản hơn. Ưu điểm của thiết kế bàn phím kiểu BlackBerry là tạo cảm giác thật và dễ sử dụng cho chủ nhân hơn là màn hình cảm ứng.
Một số model có bàn phím QWERTY tốt: BlackBerry Bold, Palm Treo Pro, Nokia E71.
Nhập liệu trên bàn phím QWERTY thật |
Ưu điểm: |
- Soạn thảo thuận tiện - Kiểu dáng mỏng |
Nhược điểm |
- Thân máy rộng do đưa cả bàn phím QWERTY vào - Màn hình bị thu nhỏ và thiếu không gian để nhìn |
Bàn phím QWERTY ẩn dấu
Các model bàn phím ẩn lại có kích thước lớn. Ảnh: Engadget. |
Giống như điện thoại di động thường, bàn phím trên smartphone cũng có thể ấn dưới nắp gập, trượt hoặc xoay, trong đó, kiểu dáng trượt là phổ biến nhất. Mô hình này xuất hiện trong các sản phẩm của HTC, Sony Ericsson hay i-Mate. Các model có bàn phím ẩn thường được trang bị cấu hình mạnh, kích thước lớn và đa tính năng.
Giống như các model có bàn phím QWERTY lộ ra ngoài, người dùng cần chọn những máy có nút bấm bố trí tốt để dễ sử dụng. Về logic, khi dùng thiết kế trượt, bàn phím có kích thước lớn, do đó, diện tích phím bấm cũng mở rộng. Tuy nhiên, kiểu máy này thường có chiều dọc bị bó hẹp, việc soạn thảo theo chiều ngang dễ chạm vào phần trên màn hình.
Một số model có bàn phím QWERTY ẩn hay: HTC Touch Pro, Sony Ericsson Xperia X1, i-Mate Ultimate 9502.
Nhập liệu trên bàn phím QWERTY ẩn |
Ưu điểm |
- Thường là các model cao cấp, nhiều tính năng - Máy có cả màn hình lớn lẫn phím bấm rộng - Bàn phím ẩn tiết kiệm diện tích khi không sử dụng |
Nhược điểm |
- Các model này thường có thiết kế dày - Phím bấm thường phẳng và không nổi cao để dễ giấu |
Huy Nguyễn (theo Cnet)