Cục sạc Amazon Kindle này trông có vẻ là hàng thật nhưng khi lật ngược nó lại...
... thì bạn có thể dễ dàng nhận ra nó chỉ là hàng giả nếu quan sát kĩ logo UL Mark, biểu tượng của Underwriters Laboratories – đơn vị chịu trách nhiệm kiểm tra và xác nhận độ an toàn của cục sạc này, bị làm giả khá vụng về. Theo đó, biểu tượng UL thật cần có đầy đủ các yếu tố như biểu tượng UL có dấu thương hiệu đã được bảo hộ ® , chữ LISTED viết hoa, số sản phẩm (có thể không có) và số kiểm tra.
Ở phía dưới một cục sạc Apple “xịn”, bạn có có thể dễ dàng tìm thấy dòng chữ “Designed by Apple in California”.
Trên các loại sạc kém chất lượng, phía dưới sẽ in các dòng chữ như “Designed in China in California” hay thậm chí là viết sai chính tả “Apple” thành “Abble”, “Designed” thành “Designd”.
Rất khó để phân biệt một thiết bị sạc Travelocity 2 in 1 Car & Wall giả...
... trừ khi bạn để ý biểu tượng UL trên bao bì sản phẩm. Theo đó, biểu tượng UL này cũng không có đầy đủ các yếu tố của biểu tượng thật như đã đề cập bên trên.
Ngày nay, thị trường iPhone cũ đang diễn ra cực kì tấp nập với sức mua lớn đồng thời nguồn cung cũng phong phú bởi nhiều người muốn bán máy cũ để lên đời máy, vì lí do này nên một số kẻ xấu đã trà trộn vào buôn bán các loại iPhone giả, kém chất lượng.
Cách tốt nhất để phân biệt giữa iPhone thật và giả đó là bạn hãy trải nghiệm một chiếc iPhone thật trong một thời gian để cảm nhận sự khác biệt bởi công nghệ làm giả iPhone hiện nay được đánh giá là có thể chính xác đến từng chi tiết và cực kì khó nhận ra ở bề ngoài.
Ví dụ trong trường hợp một chiếc iPhone 4, mọi thứ được làm giả khá hoàn hảo đến độ khó có thể nhận ra, ngoại trừ điểm khác biệt nằm ở chỗ ở vỏ hộp iPhone giả, tất cả các số series đều giống nhau trong khi đó mỗi chiếc iPhone thật đều có một số series riêng in trên vỏ hộp.
Khó có thể phân biệt chiếc Xbox này là thật hay giả nếu chỉ nhìn qua vỏ hộp...
... ngoại trừ chi tiết ít người để ý là trên logo máy giả có ghi “for X-360” trong khi vỏ hộp thật là “Microsoft”.
Chiếc tay cầm Sony Playstation như các bạn đang thấy chỉ có giá 7,8 USD trong khi một tay cầm thật có giá lên tới 49 USD.
Ngoài ra, Sony chưa bao giờ sản xuất một chiếc tay cầm màu... da cam. Dẫu vậy, có vẻ như chiếc tay cầm này ra đời để là... đồ giả và nhà sản xuất không hề có ý định lừa bạn.
ốp lưng Otterbox cũng là đối tượng thường xuyên bị làm giả.
Nhưng thật may mắn bởi bạn có thể dễ dàng nhận biết hàng giả nhờ vào đặc điểm cạnh bên của ốp lưng giả thường không hoàn toàn trơn láng như hàng thật.
Bên cạnh đó, ốp lưng giả có nhiều phiên bản màu hơn hẳn ốp lưng thật.
Theo SanDisk, một phần ba tổng lượng thẻ nhớ hiện có trên thị trường là hàng giả. Một trong những đặc điểm dễ nhận ra ở thẻ nhớ giả đó là chúng thường in lượng bộ nhớ hỗ trợ mà nhà sản xuất thật... chưa từng phân phối. Theo đó, như hình minh họa này thì SanDisk chưa bao giờ sản xuất thể nhớ microSD dung lượng 64MB.
Đây là hình ảnh một chiếc thẻ nhớ SanDisk 32 GB thật. Bạn nên lưu ý khi chọn các thẻ nhớ có dung lượng lớn hơn đó là logo SanDisk trên các thẻ nhớ đó thường được in khác màu trắng, ví dụ như ở thẻ nhớ 64 GB, logo hãng có màu đỏ .
Một chiếc tai nghe hiệu Soul SL300 có giá thành 129 USD trong khi phiên bản... hàng giả lên kệ có giá 71 USD.
Để tránh mua phải hàng giả, bạn có thể quan sát kĩ phần đệm ở tai nghe. Chúng thường bị phồng cùng các dấu hiệu gia công khá ẩu.
Theo Kênh 14
Có thể bạn quan tâm: