Các hình thức vá lốp xe, ưu và nhược điểm mỗi loại?
Với những xe sử dụng lốp không ruột, trong quá trình di chuyển, nếu bị đinh hoặc vật nhọn đâm vào lốp, lốp sẽ "không ngay lập tức" bị xì hết hơi như loại lốp có ruột, mà hơi sẽ xì từ từ, giúp người điều khiển xe đi thêm được một đoàn đường nhất định trước khi tìm được tiệm sửa chữa.
Tuy nhiên, anh em vẫn cần có sự quan tâm nhất định và nên biết được một số lưu ý khi vá lốp để giúp cho tuổi thọ lốp xe được lâu hơn. Vậy sau đây là những phương pháp vá lốp xe không săm thông dụng, ưu và nhược điểm sẽ được mình trình bày rõ hơn để giúp anh em tham khảo:
Phương pháp vá dùi (vá nhanh / cấp tốc)
Đây có thể nói đó là một trong những cách dễ dàng nhất, tiện lợi nhất và nhanh chóng nhất của việc vá lốp xe. Không nhất thiết chúng ta phải tháo bánh xe hoặc tháo lốp khỏi mâm xe.
Dụng cụ để thực hiện việc vá dùi bao gồm: cây xăm lốp, cây đưa keo vô, 1 vĩ keo với khoảng 5 cây. Mỗi lần vá là 1/2 cây.
Điều đầu tiên chúng ta biết đó là sự tiện lợi từ phương pháp vá lốp xe này. Nhanh chóng không mất nhiều thời gian, dụng cụ gọn nhẹ và cách thực hiện đơn giản.
Tuy nhiên phương pháp này chỉ mang tính tạm thời, sau một thời gian ngay chỗ vá bằng dùi sẽ bị xì hơi, nếu áp dụng phương pháp này nhiều sẽ gây ảnh hưởng chất lượng lốp, giảm tuổi thọ lốp.
Phương pháp vá trong (vá ép)
Đây là phương pháp hữu hiệu và phổ biến được nhiều anh em tin dùng nhất từ trước đến nay, với phương pháp này, bắt buộc phải sử dụng máy ra vào lốp chuyên dụng để tháo vỏ lốp.
Sau đó làm sạch bề mặt bên trong lòng lốp bằng mài xăm lốp, hoặc có thể là dụng cụ mài thủ công. Dùng keo vá bôi lên mặt lốp, đợi khô rồi dán miếng vá lên chỗ thủng.
Một cách nữa đó là sau khi làm sạch bề mặt trong lòng lốp, có thể không cần sử dụng keo vá, cắt một miếng cao su non, có kích thước tương đối phù hợp. Tiếp đến là sử dụng bàn vá ép bằng điện. Nguyên lý làm việc của máy ép vá chín là dùng điện để sinh nhiệt làm nóng chảy cao su non, từ đó lấp đầy vết thủng trên lốp xe.
Ưu điểm là không để lộ vết vá và vết thủng ban đầu, khá bền và không dễ bị xì hơi sau thời gian dài sử dụng.
Nhược điểm là nếu làm không đúng cách, hoặc sử dụng nhiệt quá cao. Có thể làm hỏng cấu trúc lốp. Đòi hỏi thợ vá phải có chuyên môn và kinh nghiệm, không thích hợp cho các trường hợp khẩn cấp.
Phương pháp định hình bằng hơi lạnh (Cold steam recap)
So với 2 phương pháp vá lốp xe kia, phương pháp này dường như ít phổ biến. Mình cũng tham khảo và muốn chia sẻ thêm để anh em được biết.
Phương pháp này theo mình hiểu là định hình lại ron cao su. Quy trình thực hiện bao gồm: trước khi vá, bạn cần chà bằng giấy nhám hoặc máy mài để làm phẳng bề mặt trong của lốp.
Sau đó, miếng dán cao su được đặt lên vết rò rỉ và sử dụng một thiết bị có thể đẩy không khí ra ngoài để miếng dán tự chữa lành vết thủng.
Nhược điểm của phương pháp này là độ bền có thể không lâu bằng vá bằng phương pháp vá ép chín bằng điện. Vì miếng dán cao su không bị chảy và dính vào chỗ thủng cho đến khi đồng nhất.
Đây là hình thức và phương pháp vá lốp xe rất phổ biến hiện nay. Nhưng tùy vào trường hợp thì anh em có thể lựa chọn phương pháp vá xe hữu hiệu và phù hợp nhất trong mọi tình huống. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi và hẹn gặp lại ở những chủ đề sau.Nguồn: boxzaracing
Có thể bạn quan tâm: