Hệ thống ABS trên xe máy có thể giúp ở trường hợp khẩn cấp?
Đệm cảm biến ABS và một cảm biến sẽ có mặt trên cả bánh trước và bánh sau.
Phanh ABS là gì?
Cảm biến ABS sẽ gửi tín hiệu đến hộp điều khiển. Sau đó, hộp điều khiển được vận hành bằng cách liên tục điều chỉnh áp suất dầu phanh trong thời gian rất ngắn. Lần lượt đẩy và nới lỏng má phanh kẹp đĩa phanh để không bị khóa bánh xe cho đến khi xe dừng lại.
Và được biết tần suất của kẹp phanh khi bắt và nới lỏng với tần suất liên tục phụ thuộc vào cài đặt gốc tùy theo nhà sản xuất. Nên mỗi dòng xe và phân khúc sẽ có tần suất làm việc của ABS là khác nhau.
Hiện tại, Bosch đã phát triển một bản nâng cấp thêm cho hệ thống phanh ABS với tên gọi Cornering ABS, nói một dễ hiểu đó là hệ thống ABS sẽ giúp kiểm soát phanh khi trong cua. Giúp cho chiếc xe ổn định và giữ được sự an toàn khi vô cua, Cornering ABS được xử lý thông qua cảm biến IMU 6 trục và hiện chỉ được cài đặt trong các mẫu Superbike đắt tiền với hiệu suất cao.
Tác dụng thực sự của phanh ABS
Hầu hết nhiều anh em xu hướng nghĩ rằng khi trang bị ABS sẽ khiến phanh của xe dừng hẳn một cách tuyệt đối. Và đây được xem là một nhầm lẫn, vì theo mình tham khảo thì hệ thống phanh ABS được tạo ra để khắc phục tình trạng bó cứng khi sử dụng lực phanh nặng.
Phanh ABS sẽ giúp kiểm soát lực phanh để bánh xe để không bị bó cứng ngay lập tức. Nhờ đó, nó có thể điều khiển hướng chuyển động của chiếc xe theo ý muốn. Nhưng nhược điểm là hệ thống phanh ABS sẽ tạo ra quãng đường phanh dài hơn so với từ phanh thông thường.
Vì mục đích của hệ thống này là sử dụng trong việc ổn định khả năng điều khiển xe, để tránh chướng ngại vật trong trường hợp khẩn cấp. Chứ không khiến chiếc xe dừng hẳn như nhiều anh em nhầm nghĩ.
Một số lưu ý khi sử dụng hệ thống phanh ABS
1. Điều đầu tiên cần quan tâm khi sử dụng phanh ABS là "ý thức" của người sử dụng, nếu những người chưa từng đụng đến ABS rất có thể sẽ bị lúng túng. Vì khi hệ thống ABS bắt đầu hoạt động sẽ khiến Cần tay phanh hoặc bàn đạp phanh bị đẩy ngược lại, tạo ra hiện tượng run nhẹ khi má phanh nhả ra khỏi phanh đĩa. Nên người sử dụng giữ vững tâm lý, giữ chặt phanh và tập trung vào việc điều khiển xe, tập làm quen dần với hệ thống này.
2. Ưu tiên kết hợp sử dụng kỹ năng Phanh động cơ để trợ giúp việc giảm tốc đối với xe số tự động hoặc xe côn tay. Vì khi sử dụng Phanh động cơ sẽ làm cho xe sinh ra quán tính âm do lực kéo của động cơ gây ra. Điều này sẽ khiến chiếc xe giảm tốc trong một quãng đường ngắn hơn so với việc chỉ sử dụng duy nhất hệ thống phanh thông thường.
3. Không nên nhả phanh rồi lại bóp vào trong khi hệ thống ABS đã khởi động. Bởi vì đây là thời gian hộp điều khiển ABS bắt đầu điều khiển má phanh bóp và nới liên tục. Nếu chúng ta nhả phanh và sau đó bóp lại trong khi ABS hoạt động, điều này sẽ làm giảm áp suất dầu phanh và làm cho má phanh nới lỏng hoàn toàn khỏi đĩa phanh. Làm cho quãng đường phanh dài hơn và có thể gây ra tai nạn. Vì vậy, khi giữ phanh hoặc đạp phanh, nên giữ chặt cho đến khi xe dừng hẳn rồi mới nhả phanh là tốt nhất.
Và đây là những tham khảo mình muốn chia sẻ đến anh em để không hiểu sai hoạt động của hệ thống phanh ABS. Mọi thiếu sót mong được bổ sung thêm ở phần bình luận.
Nguồn: boxzaracing
Có thể bạn quan tâm: