Sử dụng áp suất nước máy để đẩy piston phanh thắng bị kẹt
Ngay cả lớp mạ crom cứng và bền chắc cũng sẽ bị gỉ sét, bản thân dầu phanh bị thấm nước cũng là một nguyên nhân khác gây ra hiện tượng ăn mòn.
Muốn sửa chữa được thì phải tháo piston bị gỉ ra ngoài, lúc này nước máy trong sinh hoạt hằng ngày mà chúng ta sử dụng có thể giúp giải quyết được vấn đề piston bị kẹt.
Tại sao piston phanh đĩa bị kẹt?
Piston trên các mẫu heo dầu thường sử dụng chất liệu thép, với bề mặt bằng lớp mạ crom cứng, có độ bền và chống mài mòn tốt.
Tuy nhiên trên bề mặt lớp mạ có nhiều lỗ rỗng nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy được, nếu để trong môi trường ẩm ướt quá lâu hơi ẩm sẽ xâm nhập vào bề mặt thép và gây ra hiện tượng gỉ sét.
Sử dụng chất lỏng (nước) với áp suất cao để đẩy piston bị kẹt?
Tuy nhiên, điều này cũng sẽ rất nguy hiểm, để tránh tai nạn bạn có thể kê một tấm gỗ hoặc vật tương tự giữa bố thắng để piston không bị bung ra ngoài, đồng thời bóp cò súng xịt một cách nhẹ nhàng và từ từ.
Khi bơm nước với áp suất lớn vào lỗ dầu phanh, piston có thể sẽ bị đẩy ra ngoài dễ dàng hơn.
Khi quan sát piston được lấy ra khỏi hệ thống phanh đã cũ, chúng ta có thể thấy được các vết gỉ đỏ ở mặt trên và mặt dưới của phần tiếp xúc của bề mặt piston.
Có thể do nước đọng lại chỗ gỉ, làm cho bề mặt bị sần sùi, vết gỉ này sẽ dính trên piston và không dễ tẩy đi bằng súng hơi.
Piston có có bề mặt không bằng phẳng do rỉ sét thì không thể sử dụng lại như cũ, vì có thể bị rò rỉ dầu phanh và gây ra hiện tượng kẹt piston. Chúng có thể được thay thế bằng những bộ phận mới, nhưng nếu loại phanh đã cũ và bị ngừng sản xuất, chúng phải khắc phục bằng cách khác đó là mạ crom bên ngoài piston cũ.
Việc mạ crom bề mặt piston phanh đĩa là cực kỳ quan trọng. Do đó, chỉ một số chuyên gia mới có thể mạ được chúng.
Mọi thiếu sót mong được góp ý và bổ sung ở phần bình luận.
Nguồn: moto7
Có thể bạn quan tâm: