Đối với mọi người, mặc dù là đang sử dụng xe máy phổ thông hoặc mô tô phân khôi lớn đều tự cảm nhận được độ phức tạp, vận hành với công suất lớn hơn của mô tô phân khối lớn khác biệt như thế nào so với xe máy phổ thông. Do đó theo tôi nghĩ việc bảo dưỡng định kỳ cho chiếc xe cũng rất phức tạp và khá quan trọng để duy trì sức mạnh động cơ.
Đầu tiên tối xin lưu ý với anh em đó là bảo dưỡng định kỳ cho chiếc xe. Bảo dưỡng mô tô PKL định kỳ có thể hiểu là “phòng bệnh hơn chữa bệnh” cho xe. Dù là hãng xe nào thì bạn cũng cần kiểm tra những bước cơ bản sau:
Dầu số / dầu côn: là chất xúc tác dùng để bôi trơn chi tiết động cơ, hộp số, hộp côn. Thời gian thay dầu và lọc dầu phụ thuộc vào điều kiện thời tiết môi trường sống, mức độ sử dụng hay chất lượng của dầu.
Dầu phanh / má phanh: Độ mòn má phanh được tiêu giảm theo thời gian, kiểm tra độ dày của má phanh chỉ còn 2-3mm thì bạn cần thay mới bộ phận này. Độ dày của má phanh giảm sẽ dẫn đến lực ma sát giảm, khiến phanh kém hiệu quả. Dầu phanh cạn hoặc chứa nhiều cặn bẩn khiến việc bóp phanh không trơn tru, dễ làm hỏng pít-tông phanh. Cần kiểm tra và thay thế dầu phanh sau mỗi 15.000 – 20.000 km.
Lọc gió: Lọc gió được xem là "lá phổi" của xe có tác dụng lọc bụi bẩn trước khi đưa không khí vào hòa cùng xăng, tạo hỗn hợp cháy. Sau thời gian sử dụng sẽ khiến lọc gió bị bẩn gây tắc nghẽn lưu lượng không khí đi vào động cơ, khiến nhiên liệu phun vào không cháy hết, xe dễ bị hụt hơi và không tránh khỏi thải khói đen ra ngoài. Bàn cần lưu ý sau 10.000 – 16.000 km nên kiểm tra vệ sinh, thay lọc gió 1 lần.
Bugi: Bugi là công cụ đánh lửa cho động cơ, kích hoạt quá trình hoạt động, nếu sau thời gian sử dụng sẽ bị hao mòn gây ra hiện tượng đánh lửa không đều. Khuyến cáo nên kiểm tra và thay thế sau 8.000-10.000 km.
Lốp xe: Lốp xe được chia ra làm 2 dạng là có săm và không săm, tuy nhiên ở mô tô PKL sử dụng loại không săm là chính. Nếu xảy ra sự cố bị thủng lốp tuyệt đối không nên sử dụng keo tự vá không rõ nguồn gốc. Nếu để dung dịch này tồn tại lâu trong bánh xe, sẽ xảy ra hiện tượng ăn mòn vành và lốp dẫn đến lốp bị mục, vành bị rỗ và Oxy hóa. Nên kiểm tra định kỳ 4.000 km tại các địa điểm bảo dưỡng, kiểm tra thông số lốp tiêu chuẩn mà nhà sản xuất đề ra khi thay lốp mới.
Dây đai, nhông, xích: Đây là bộ phận giúp truyền tải sức mạnh trực tiếp từ động cơ ra bánh sau, sau quá trình sử dụng sẽ khiến bộ phận này hao mòn theo thời gian và phát ra những tiếng lạch cạch khi khởi động xe, không bốc khi tăng ga. Nên kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên khi rửa xe, thay thế sau mỗi kỳ hoạt động 15.000- 20.000 km tùy vào địa hình và môi trường.
Giảm xóc: Đây là bộ phận giúp xe ổn định và tạo nên sự cân bằng êm ái thoải mái cho người điều khiển ở bất cứ địa hình đường xá nào. Sau thời gian sử dụng sẽ có những triệu chứng như có tiếng kêu lạ, lệch tay lái, chảy dầu giảm xóc, bạn cần kiểm tra để có những biện pháp phục hồi hoặc thay mới kịp thời.
Yếu tố cuối cùng đó là chọn nơi uy tín hoặc thợ chuyên dòng xe: Theo cảm nhận của cá nhân tôi thì đối với người sử dụng mô tô phân khối lớn không nên tùy ý chọn tiệm sửa xe và bảo dưỡng không chuyên, lý do động cơ mô tô PKL phức tạp hơn xe máy phổ thông nên sẽ gây ra những hậu quả ngoài ý muốn, vì vậy những anh em đang sử dụng mô tô PKL hãy nên tìm hiểu địa điểm hoặc thợ chuyên nghiệp trước khi đi bảo dưỡng cho xe của mình.
Có thể bạn quan tâm: