Sự khác nhau giữa côn cáp và côn dầu?
Côn cáp
Ưu điểm là độ nhẹ tùy theo thiết kế của mỗi xe, ở những mẫu xe đời cũ có bộ côn khá nặng sẽ dễ gây mỏi tay khi bóp côn nhiều. Đặc biệt cấu trúc của bộ côn cáp rất dễ bảo dưỡng và thay thế.
Nhược điểm là độ nhạy của dây cáp, thời gian phản xạ cần có khoảng cách cụ thể. Nếu dây cáp bị giãn thì anh em cần điều chỉnh thường xuyên để bắt côn tốt hơn.
Côn dầu
Côn dầu hoạt động trên nguyên tắc nén thủy lực giống như nguyên lý trên phanh đĩa của xe máy.
Ưu điểm của côn dầu:
- MƯỢT MÀ: điểm này côn dầu ăn đứt côn dây. Ở côn dầu không còn phải lo dây rỉ sét, dầu mỡ két làm tăng ma sát như ở côn dây. Côn dầu vận hành trơn tru bất kể là mới hay đã dùng lâu rồi.
- CHỊU TẢI LỚN: côn cáp ở tải lớn thì nặng, ma sát nhiều, nhất là mấy anh em thích độ lò xo côn, trong khi côn dầu thì thoải mái tải mà vẫn mượt, không lo giãn, không lo đứt dây.
- TỰ ĐỘNG ĐIỀU CHỈNH: sau khi lắp đặt lần đầu thì côn dầu tự động chỉnh độ rơ, khỏi lo tăng côn sau 1 thời gian sử dụng. Đặc điểm này là do tay côn có thiết kế mạch bù dầu.
Nhược điểm của hệ thống côn dầu giá thành sản xuất cao hơn nhiều so với côn cáp tiêu chuẩn. Bao gồm việc bảo dưỡng phức tạp và tốn kém hơn, thường xuyên thay dầu côn ít nhất sau 1- 2 năm / 1 lần để hệ thống côn làm việc tốt nhất.
Một điều nữa là cảm giác côn dầu dường như không thật như côn cáp, nếu là xe tự độ từ côn cáp lên côn dầu.
Cuối cùng thì tùy thuộc vào mỗi nhà sản xuất muốn phân bổ chi phí sản xuất vào chiếc xe như thế nào thì họ sẽ tính toán để lắp bộ côn phù hợp cho xe. Vì vậy mỗi dạng côn đều có ưu và nhược điểm riêng, nên anh em cứ thoải mái trong việc lựa chọn sử dụng và trải nghiệm tùy vào mục đích và điều kiện cá nhân.
Nguồn: motorival
Có thể bạn quan tâm: