Khi Mai Phương Thúy "chán" giày cao gót
5 điều cần lưu ý hàng đầu khi đi mua giày cao gót
7 "nghệ thuật" bước đi trên giày cao gót
Sao Việt và sức mạnh của giày cao gót
Giày cao gót sẽ giúp phong cách thời trang của nữ công sở trở nên yêu kiều, gợi cảm và tôn dáng hơn nhưng việc phải đi lại trên một đôi giày lênh khênh quả là một cơn "ác mộng" đối với nhiều người. Đứng, đi lại trên giày cao gót quá lâu sẽ khiến chân sưng tấy, gây cảm giác đau đớn khó chịu và ít nhiều ảnh hưởng đến năng suất làm việc.
Để có thể đi giày cao gót thật thoải mái, tự tin tại công sở trong suốt 8 tiếng làm việc, bạn cần lưu ý những điều dưới đây:
1. Chọn giày đế vuông
Giày đế nhọn thường tạo cảm giác không thoải mái vì chúng sẽ dồn nén rất nhiều lực lên phần gót. Ngược lại, giày đế vuông với phần tiếp xúc mặt đất rộng sẽ giúp giảm bớt áp lực xuống gót chân.
2. Giày paltform là lựa chọn rất tốt
Giày platform mang đến cảm giác thoải mái như một đôi giày bệt vì phần mũi chân đã được nâng cao lên, giúp giảm bớt trọng lực áp xuống ngón chân, tạo cảm giác thoải mái hơn.
3. Chọn giày có độ phủ nhiều
Các kiểu giày như boot cao gót hoặc giày cao gót có phần dây quai bản to sẽ giúp đôi chân đứng vững, không bị run. Kiểu giày này cũng giúp cho bàn chân không bị trượt về phía trước quá nhiều, hạn chế tình trạng sưng tấy.
4. Thay đổi kiểu giày thường xuyên
Nên chuẩn bị sẵn trong văn phòng một đôi giày búp bê hoặc một đôi xăng đan bệt để có thể thay đi những lúc không cần thiết. Việc thay đi một đôi giày thấp thường xuyên sẽ giúp đôi chân "dễ thở" hơn và giảm bớt áp lực phải chịu đựng trong suốt 8 tiếng làm việc.
5. Đầu tư một đôi giày thật "xịn"
Một đôi giày chất lượng tốt sẽ có khả năng hỗ trợ đôi chân, tạo cảm giác êm ái hơn đôi giày rẻ tiền. Chúng cũng ôm chân tốt hơn.
6. Hướng trọng lực lên các cạnh bên ngoài đôi chân
Theo chuyên gia giày dép của tạp chí Vogue, Yamuna Zake, thì bạn nên dồn bớt trọng lực lên cạnh bên ngoài đôi chân khi đứng thay vì tập trung vào ngón cái để có thể đứng vững trong khoảng thời gian dài mà không bị đau và giúp giảm bớt trọng lực lên lòng bàn chân.
7. Luyện tập để giúp chân khỏe mạnh và thư giãn cơn đau
Dưới đây là 6 bài tập giúp đôi chân khỏe mạnh hơn:
- Chống hai tay lên sàn nhà đồng thời nâng chân thẳng đẩy mông lên cao. Tiếp theo, đẩy mũi chân để nâng gót lên khỏi mặt đất và cứ thế đạp bàn chân lên xuống. Lặp lại 10 lần.
- Chống hai cánh tay vào tường. Chân phải bước lên, khuỵu gối đồng thời chân trái ở phía sau, giữ thẳng và giữ cho cả hai chân tiếp xúc với mặt đất. Giữ như thế trong vòng 2 giây sau đó thư giãn rồi đổi chân. Mỗi chân thực hiện 8 lần.
- Ngồi lên sàn với hai chân duỗi thẳng, đồng thời hai tay đặt ra sau lưng. Đặt một miếng trụ tròn dưới mắt cá chân bên phải và gác chân trái lên chân phải. Nâng mông lên cao vài cm khỏi mặt sàn. Dùng lực tay đẩy cơ thể hướng lên phía trước đồng thời đẩy cả chiếc trụ tròn lăn trên bắp chân. Lăn đẩy như thế trong vòng 3 phút cho mỗi chân.
- Đặt một quả bóng nhỏ như bóng bàn, bóng tennis vào lòng bàn chân. Cuộn quả bóng lên xuống trên bàn chân, tập trung vào lòng bản chân. Cứ lăn như thế trong vòng 1 phút mỗi chân.
- Đứng vững trên chân phải, nâng cao đầu gối chân trái lên cao đến phần hông. Dùng hai cánh tay đỡ dưới gối để giữa thăng bằng đồng thời lắc cổ chân bên trái theo vòng tròn. Thực hiện 5 vòng lắc mỗi chân
- Nằm ngửa trên mặt sàn. Gập gối lại và đặt bàn chân tiếp xúc với mặt phẳng sàn. Kéo hông lên cao sao cho tạo thành một đường thẳng từ đầu gối đến ngực. Hóp mông trong một vài giây và sau đó trở lại vị trí bắt đầu. Thực hiện động tác này 20 lần.