Lỗi 1: Trần nhà trang trí quá phức tạp
Phòng nhỏ, trần nên chọn họa tiết nhỏ hoặc không trang trí
Phòng chật đa số có trần nhà thấp, vì vậy khi trang trí nên chọn họa tiết nhỏ hoặc trơn.Nếu như hình dáng của họa tiết trang trí trên trần nhà quá cứng nhắc, sẽ khiến cho người khác có cảm giác không gian bên trên hẹp đi nhiều.
Lỗi 2: Trang trí cho phần ngăn cách không gian quá phức tạp
Áp dụng những chất liệu và độ cao khác nhau cho những khu vực khác nhau để chia cách các phòng là một sai lầm phổ biến
Không gian trong những căn nhà chật vừa hẹp vừa cong, rất nhiều người vì muốn đạt được hiệu quả đã áp dụng những chất liệu và độ cao khác nhau để chia cách các phòng. Điều này khiến cho ngôi nhà vừa rối mắt mà vừa lãng phí không gian.
Lỗi 3: Đồ đạc trong gia đình quá to
Chiếc ghế sofa quá to đã chiếm hết hơn nửa diện tích căn phòng
Nhà có diện tích bé nên chọn các đồ vật nhỏ nhắn. Đồng thời khi mua đồ cần cân nhắc đến khả năng chứa đồ của nó. Ví dụ như giường nên chọn loại có ngăn kéo ở bên cạnh, tủ quần áo nên chọn loại nhỏ và nhiều ngăn. Tốt nhất là nên phác họa kích thước đồ gia dụng của bạn trên giấy trước khi đi mua.
Lỗi 4: Tường màu tối
Màu tối khiến căn phòng có cảm giác hẹp đi nhiều
Những căn phòng nhỏ nên chọn màu tường sáng sủa và màu trơn, bởi vì màu trơn sẽ lọt vào tầm mắt của chúng ta đầu tiên, còn màu sáng sẽ khiến không gian dường như được kéo dài hơn.
Lỗi 5: Phân cách không gian bằng vật có chất liệu cứng
Chiếc cửa chắn khiến căn phòng trở nên phức tạp và rối mắt
Căn nhà nhỏ nên thận trọng trong việc phân cách không gian, nếu như không cần thiết thì nên hạn chế sử dụng hết sức có thể. Nếu như nhất định phải làm thì nên sử dụng kính để ngăn.
Lỗi 6: Sử dụng gương bừa bãi
Chỉ nên dùng gương làm vật điểm xuyết trong nhà
Gương có tác dụng phản chiếu nên được sử dụng nhiều trong các không gian nhỏ hẹp, tuy nhiên sử dụng gương hợp lý lại là một vấn đề khó khăn, bởi vì gương quá nhiều sẽ khiến người khác cảm thấy chóng mặt. Chỉ nên điểm xuyết gương trong nhà, tuyệt đối không nên treo gương đối diện nhau ở trong cùng một phòng.
Lỗi 7: Bố trí mạng điện trong nhà không hợp lý
Nên phác họa bố trí đường điện để sau này dù thay đổi bố cục hay nội thất trong nhà cũng không bị ảnh hưởng
Nhà tuy diện tích nhỏ nhưng các thiết bị điện trong nhà thì vẫn phải đầy đủ. Cần phải suy xét đến nhu cầu sử dụng, trước khi thiết kế nên phác họa bố trí đường điện để sau này dù thay đổi bố cục hay nội thất trong nhà cũng không bị ảnh hưởng.
Lỗi 8: Ánh sáng đơn điệu
Không gian nhỏ thì ánh điện nên có chính có phụ
Trần nhà trang trí đơn giản, ít có đường phân cách không gian, điều này vô hình trung khiến cho việc lựa chọn đồ chiếu sáng trở nên khó khăn. Chúng ta thường chỉ lắp một hay vài bóng điện chính là xong, vô cùng đơn điệu. Không gian nhỏ thì ánh điện nên có chính có phụ. Đèn chính nên là đèn chùm, còn đèn bàn, đèn tường và các loại đèn khác điểm xuyết.
Lỗi 9: Quá nhiều đồ điện chiếm diện tích
Căn phòng này lẽ ra có thể rộng rãi hơn nếu dùng một chiếc TV treo tường
Tủ lạnh không nên to quá, nên chọn loại nhiều tầng và chiếm ít diện tích mặt đất. Còn về các thiết bị nghe nhìn, TV nên chọn kiểu mỏng, có thể treo trên trường để giảm không gian của kệ đựng TV, còn loa thì nên lắp vào tường hoặc trên đỉnh trần, như vậy âm thanh vừa tốt mà lại không khiến cho không gian trở nên rối rắm phức tạp.
Lỗi 10: Tự mình thay đổi kết cấu của ngôi nhà.
Không nên đảo lộn không gian của ngôi nhà một cách bừa bãi
Nhà nhỏ vốn dĩ đã phức tạp, nhiều người không cần biết kết cấu của ngôi nhà thế nào, dỡ tường chịu lực hoặc đường thông gió hoặc thay đổi đường điện, nước của ngôi nhà một cách bừa bãi. Làm như vậy rất dễ sinh ra các vết nứt, làm đảo lộn không gian, ảnh hưởng nghiêm trọng đến bố cục ngôi nhà, giảm tuổi thọ sử dụng của ngôi nhà.