1. Lan hồ điệp
Lan hồ điệp là loại cây sống lâu năm, vì vậy bỏ cây sau khi ra 1 lượt hoa là quá phí. Sau khi lan hồ điệp đã tàn, nếu muốn hoa tiếp tục nở thì bạn cần cắt cành đi.
Lưu ý, dụng cụ cắt phải vừa sắc bén, sạch sẽ, vừa được tiệt trùng cẩn thận để tránh gây nhiễm khuẩn cho cành cắt cũng như thối gốc, thối lá.
Quanh cành lan hồ điệp sẽ có các bẹ cây, và dưới những bẹ cây này là mầm của những chiếc nụ chưa thành hình. Để tìm chính xác vị trí bẹ này, bạn có thể đếm từ dưới gốc lên đến mắt thứ 2, và cắt cách vị trí này khoảng 1cm lên phía trên. Sau vài tuần, cành mới sẽ mọc dài ra từ vị trí này.
Cố định cành mới bằng cách lấy dải cây nẹp lại 2 bên thân cây. Không để cây bị trầy xước vì đây sẽ là điều kiện để cây bị nhiễm trùng và bệnh. Trong thời gian đợi cành mới ra hoa, chỉ cần để cây lan hồ điệp ở nơi sạch sẽ, thoáng mát, không bụi bẩn, khói thuốc là được.
Khi lan hồ điệp nở hoa, cây thường ở trạng thái ngủ đông hoặc bán ngủ, không được tưới nước và phải kiểm soát chặt chẽ lượng nước. Nếu không, rễ cây có thể bị thối và thời gian ra hoa của lan hồ điệp có thể bị rút ngắn.
Mặc dù lan hồ điệp là loại cây ưa bóng, nhưng tất cả các loại cây xanh đều cần có đủ ánh sáng để tạo ra năng lượng cần thiết.
2. Hoa trường sinh
Hoa sống đời có tên khoa học là Kalanchoe pinnata (Lam) Pers, là cây thân thảo, mọng nước. Đặc điểm của loại cây này có thân mềm, màu xanh và phân nhiều lá hoặc nhánh nhỏ từ gốc lên. Phần lá cây rất dày, phiến lá có hình bầu dục, nhọn ở phần đầu, có màu xanh thẫm, phần rìa lá có răng cưa mọc đối xứng nhau.
Mọi người thường lầm tưởng sống đời không ra hoa, tuy nhiên sự thật là sống đời có nở hoa, chỉ là phải trồng rất lâu cây mới nở hoa. Hoa của cây sống đời khi nở thường tập trung ở phía trên, có loại cao, loại thấp, rất đa dạng và phong phú.
Sống đời là cây không chịu được ẩm nhưng lại là loại thực vật dễ trồng và khá khỏe mạnh. Bạn có thể dùng lá già của cây để gieo xuống đất thì thời gian sau sẽ phát triển thành nhiều cây con.
Sau thời kỳ ra hoa, cây sống đời cần được cắt tỉa, khi hết toàn bộ đầu hoa trên cành hoa nhỏ thì cần cắt bỏ cặp lá nhỏ đầu tiên của cành hoa. Nên giữ lại cặp lá thứ hai, sau một thời gian nó có thể mọc chồi mới và nở lượt hoa thứ hai.
Khi cắt tỉa cần kết hợp với việc thay chậu, bón phân. Cụ thể, muốn cây ra hoa trở lại thì sau khi cắt cần xới đất đã khô cứng trên bề mặt và bón thêm một lượng phân thích hợp. Có thể bổ sung phân lân, kali trước thời kỳ ra hoa, khi hoa chưa nở có thể bón phân hữu cơ dạng lỏng loãng 1 - 2 lần/tháng để đảm bảo đủ lượng phân.
Nguồn: https://arttimes.vn/gia-dinh/2-loai-cay-khi-hoa-heo-hay-lay-dao-cat-that-tan-nhan-nua-n...Nguồn: https://arttimes.vn/gia-dinh/2-loai-cay-khi-hoa-heo-hay-lay-dao-cat-that-tan-nhan-nua-nam-sau-hoa-no-day-chau-c59a7692.html
Nhà - Vườn