Mọi người thường nghĩ rằng sẽ dành trọn ngày cuối tuần để dọn nhà, nhưng ít ai trong chúng ta có thể giải quyết được hết khối lượng công việc chưa hoàn thành trong tuần để dành ngày Chủ Nhật cho các kế hoạch khác. Nhưng khi bạn áp dụng những mẹo này và dành ra 20 phút mỗi ngày, mọi thứ sẽ đâu vào đấy.
Tất nhiên là bạn không cần làm hết mọi việc cùng một lúc. Quan trọng là bạn có thể quản lý được những việc mình làm trong một ngày, thì kể cả khi bạn không có nhiều thời gian, mọi thứ sẽ ổn cả. Dựa vào danh sách dưới đây hay không còn tùy vào hoàn cảnh gia đình bạn ( nếu nhà bạn có đông hoặc ít con hơn thì sẽ có thêm hoặc bớt một số hoạt động ). Và để tiện hơn, phân bố công việc theo lịch để làm những việc đơn giản vào thời gian rảnh rỗi của bạn và những việc khó hơn vào các ngày bận rộn hơn. Và đây là 5 lời khuyên cho cả một tháng :
1. Giải quyết những đồ đạc luôn phải mang ra mang vào.
- Hãy bố trí một khoảng nhỏ ở cửa trước như một “bãi đỗ” cho những vật bạn luôn mang theo khi rời khỏi nhà.
Một chiếc khay nhỏ luôn để khẩu trang hay găng tay mỗi khi muốn ra ngoài hay khi vừa trở về nhà. Túi xách, khăn choàng cũng nên được treo trên móc.
2. Luôn rửa chén bát sau mỗi bữa ăn.
- Đây là một thói quen tốt, giữ cho căn bếp nhà bạn luôn trong điều kiện tốt nhất. Chẳng ai lại muốn rửa bát sau khi ăn vì đã quá mệt mỏi cho việc nấu nướng nhưng dồn bát đĩa đến bữa sau hoặc đến lúc đầy cả máy rửa chén chỉ làm mọi việc thêm bề bộn. Việc đổ rác cũng như vậy, nếu bạn cần phải mang rác đi đổ, hãy để túi rác trước cửa vào buổi sáng hoặc tốt hơn hết là đem đi vứt từ đêm hôm trước luôn cho xong.
Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm. Cứ để dồn bát đĩa lâu chỉ làm mất thêm thời gian quý báu của bạn.
3. Giặt quần áo
- Nếu nhà bạn có máy giặt và máy sấy thì hãy sử dụng chúng mỗi ngày. Giặt luôn chỗ quần áo thay ra mỗi ngày và bạn sẽ không thấy chán ngán khi đối đầu với một đống quần áo bẩn từ tuần trước. Còn nếu bạn mang quần áo ra hiệu giặt là công cộng, hãy phân loại chúng để có thể cho vào máy giặt dễ dàng hơn. Gấp quần áo ngay sau khi lấy ra và trước khi về nhà để có thể cất ngay vào trong tủ.
Việc giặt quần áo cũng tuân thủ nguyên tắc chung : Giải quyết xong xuôi phần việc mỗi ngày để tiết kiệm thời gian.
4. Tâm trạng vui vẻ
- Rất ít người cảm thấy vui khi dọn dẹp nhà cửa nhưng hát một bài hay ngân nga vài câu, phát những bản nhạc ưa thích là những lựa chọn để bạn được luôn được vui vẻ khi làm việc.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Scott Laidler, ca hát trong khi làm việc nhà trong một giờ có thể giúp đốt cháy 126 kilocalo.
5. Đặt ra một lịch trình hoàn chỉnh và hợp lý.
- Hầu hết những việc trong thời gian biểu nêu ra dưới đây đều có thể được hoàn thành dưới 20 phút. Nghe có vẻ dễ dàng nhưng chúng cũng dễ dàng bị gián đoạn bởi các cuộc điện thoại, e – mail và con trẻ quấy rầy và mấy việc vặt khác. Hãy đặt một mốc báo giờ cho 5, 10 phút hoặc bất kỳ mốc nào phù hợp với bạn và khi được báo, bạn sẽ biết chính xác mình còn lại bao nhiêu thời gian. Nếu bạn thấy mình dễ bị xao nhãng thì đó là cách để trở lại với việc đang dở.
Thời gian biểu 30 ngày:
Ngày 1: Vệ sinh sàn phòng tắm và bếp (quét, hút bụi, dọn những vật bị rơi trong ngóc ngách).
Ngày 2: Vệ sinh phòng tắm (toa lét, làm sạch tường, gương, bồn rửa mặt).
Ngày 3: Dọn phòng ngủ (hút bụi, cất đồ chơi, quần áo của trẻ).
Ngày 4: Dọn các công trình phụ (tầng hầm, phòng làm việc, phòng thư giãn).
Ngày 5: Quay lại vệ sinh sàn phòng tắm và sàn bếp.
Ngày 6: Vệ sinh phòng tắm.
Ngày 7: Lau chùi tất cả các cửa sổ trong nhà. Mẹo nhỏ dành cho bạn: Khi kính bị dính sơn, hãy dùng vải nhung thấm một ít giấm ăn hoặc xăng để lau, sơn sẽ sạch.
Để xóa sạch vết bụi bẩn thông thường trên cửa kính, bạn lấy tờ báo mềm cũ thấm nước hơi ẩm và lau sạch. Sau đó, lau lại bằng khăn mềm khô.
Ngày 8: Hút bụi các tầng lầu và cả cầu thang.
Ngày 9: Vệ sinh phòng ngủ.
Ngày 10: Vệ sinh kỹ càng phòng khách (gương, tranh ảnh bám bụi).
Ngày 11: Làm sạch phòng tắm.
Ngày 12: Dọn tủ quần áo (chú ý móc treo quần áo, găng tay, áo khoác và mũ).
Sắp xếp tủ quần áo gọn gàng sẽ giúp nàng tốn ít thời gian hơn trong việc lựa một bộ đồ thích hợp.
Ngày 13: Vệ sinh các nơi khác trong nhà (tầng hầm…).
Ngày 14: Dọn dẹp kỹ càng phòng ngủ (sắp xếp lại đồ trong các ngăn kéo, kiểm tra dưới gầm giường, vệ sinh quạt và đèn).
Ngày 15: Vệ sinh sàn phòng khách và nhà bếp.
Ngày 16: Vệ sinh kỹ phòng tắm (ngăn kéo/ hộp phải được dọn sạch sẽ những thứ không cần thiết, đánh bay những vết bẩn giữa các hàng gạch lát).
Ngày 17: Làm sạch tât cả các tay nắm cửa, điện thoại để bàn, điều khiển từ xa, lan can và các vật dụng hay được chạm đến.
Ngày 18: Dọn tủ lạnh, lau chùi các hộp đựng thức ăn.
Tủ lạnh cần được giữ sạch sẽ, đảm bảo được chất lượng của thực phẩm.
Ngày 19: Vệ sinh lối vào nhà và cổng, rửa xe.
Ngày 20: Vệ sinh sàn phòng khách và bếp.
Ngày 21: Vệ sinh phòng tắm.
Ngày 22: Dọn phòng ngủ.
Ngày 23: Quay lại hút bụi các tầng.
Ngày 24: Giặt sạch khăn vải lanh, dọn các tủ đồ không thường xuyên sử dụng.
Khăn tắm, khăn mặt và các đồ khác bằng vải lanh nên được giặt thường xuyên và bảo quản ở nơi khô thoáng.
Ngày 25: Vệ sinh phòng khách và nhà bếp.
Ngày 26: Vệ sinh nhà bếp sạch sẽ (chú ý chà sạch các đồ dùng và rửa thùng rác).
Cần phải làm rất nhiều việc để có được một căn bếp “sạch bong, sáng bóng”.
Ngày 27: Vệ sinh phòng tắm.
Ngày 28: Dọn giường và phòng ngủ.
Ngày 29: Làm nốt những mục tiêu của một ngày nào đó mà bạn chưa hoàn thành.
Ngày 30: Hút bụi tất cả các phòng trong nhà.
Bạn cũng có thể thêm hoặc bớt các công việc được thực hiện theo tháng hoặc quý. Và sẽ dễ dàng hơn để lập kế hoạch cho những việc cần nhiều công sức, cỡ như vệ sinh bộ sofa nhà bạn. Bạn sẽ thấy những việc đó đã trở thành một thói quen của mình, chứ không còn là một vấn đề mà bạn liên tục trì hoãn và lo lắng về nó như trước.
Hành động tao nên thói quen, và cách tốt nhất để thay đổi một thói quen xấu là làm một việc khác. Vậy nên khi bạn vừa về tới nhà, thay vì dành thời gian đọc e – mail hoặc ngủ một giấc ngắn, hãy thử chuyển sang việc quét dọn. Hãy tận dụng 20 phút rảnh rỗi trong thời gian biểu của bạn để tạo nên thói quen tốt cho bản thân mình.