Đồ nội thất dùng lâu ngày, bề mặt sẽ bị bám lớp bụi bặm, do đó nhiều gia đình đã hình thành thói quen tốt, đó là định kỳ làm sạch đồ gia dụng. Tuy nhiên, rất nhiều người đã lựa chọn phương pháp sai lầm khi lau chùi đồ gia dụng, khiến chúng nhanh chóng “tổn thọ”.
Sai lầm 1: Dùng quần áo cũ làm giẻ lau
Tận dụng đồ cũ là một việc nên làm, nhưng không phải tất cả quần áo cũ đều có thể đem ra làm giẻ lau.
Bọn trẻ nhà bạn đã lớn và quần áo không còn mặc được nữa, bạn quyết định dùng chúng để làm giẻ lau đồ nội thất, thay vì vứt đi một cách lãng phí? Tận dụng đồ cũ là một việc nên làm, nhưng không phải tất cả quần áo cũ đều có thể đem ra làm giẻ lau.
Các loại quần áo có chất liệu thô ráp và khó hút nước. Các loại vải chưa qua cắt may không nên dùng làm giẻ lau, cũng không nên trực tiếp chà xát lên đồ nội thất, nhất là các vật làm bằng chất liệu gỗ quý hiếm. Nguyên nhân là do các cúc áo, khóa kéo, vật trang trí cũng như chính chất liệu thô ráp của các loại vải này rất dễ làm xước lớp màng bảo vệ của đồ nội thất.
Thích hợp nhất, nên chọn loại vải cotton 100%, đặc biệt là các loại khăn mặt, vải bông mềm.
Sai lầm 2: Dùng nước tẩy rửa để làm sạch đồ nội thất
Nước tẩy rửa không thể dùng để làm sạch tất cả đồ đạc. Nếu dùng sai sẽ “hủy hoại dung nhan” đồ gia dụng của bạn.
Nước tẩy rửa, xà phòng là một vật thần kỳ. Nó có thể là dung dịch vạn năng không chỉ rửa bát, làm sạch tường, làm sạch sàn nhà... Thật ra, đó chỉ là do chúng ta hoang tưởng về chức năng của chúng mà thôi. Nước tẩy rửa không thể dùng để làm sạch tất cả đồ đạc, nếu dùng sai sẽ “hủy hoại dung nhan” đồ gia dụng của bạn.
Do đồ nội thật gỗ có khả năng hút nước. Nếu thường xuyên dùng nước để lau sẽ dẫn tới hấp thu nước, từ đó căng phồng, biến dạng, thậm chí mọc mốc, không chỉ ảnh hưởng đến mỹ quan, mà còn ảnh hưởng đến sử dụng. Mà xà phòng và các chất tẩy rửa lại có tính ăn mòn, nếu đồ gia dụng thường xuyên tiếp xúc với các chất có tính axit hoặc kiềm, lớp sơn trên bề mặt đồ nội thất sẽ nhanh chóng mất đi vẻ ngoài hào nhoáng.
Sai lầm 3: Dùng vải khô để lau đồ nội thất gỗ
Dùng vải khô lau đồ gỗ rất có thể làm xước lớp sơn bề mặt gỗ do ma sát.
Dùng vải khô lau đồ gỗ rất có thể làm xước lớp sơn bề mặt gỗ do ma sát. Cotton, cát và silic là những hợp chất chủ yếu trong bụi bẩn. Khi lau bằng vải khô, những chất này sẽ tạo nên những “vết sẹo” khó coi trên bề mặt sơn. Cho dù ban đầu bạn có không nhìn thấy, nhưng lâu ngày, chúng sẽ khiến cho bề mặt đồ gỗ không sáng, thậm chí thô ráp.
Sai lầm 4: Dùng dung dịch bảo vệ đồ gỗ để lau sofa da
Các loại dung dịch nên dùng theo từng chủng loại, không nên dùng chung.
Các loại dung dịch nên dùng theo từng chủng loại, không nên dùng chung. Chất làm bóng đồ gỗ dùng cho đồ gỗ, không nên dùng để làm bóng lớp da trên sofa. Mặc dù trong hướng dẫn sử dụng đồ gỗ có ghi có thể sử dụng với đồ nội thất da, thì bạn cũng không nên thường xuyên dùng, nếu không sẽ khiến cho bề mặt da bị “lão hóa”, làm đoản thọ chúng.
Thay bằng việc sử dụng các chất hóa học độc hại để làm sạch đồ nội thất, bạn cũng có thể thay thế bằng các nguyên liệu thiên nhiên có ngay trong nhà bếp, vừa kinh tế vừa an toàn với môi trường.
Các nguyên liệu tự nhiên hữu ích khi vệ sinh đồ nội thất trong nhà
- Nước trà
Nước trà có thể thay thế các loại chất tẩy rửa hóa học khi làm sạch đồ nội thất.
Đồ nội thất có lớp sơn ngoài nếu bị dính bụi, có thể dùng vải màn bọc bã trà hơi ẩm để làm sạch, cũng có thể dùng hỗn hợp nước trà và giấm, lau nhẹ nhàng cho tới sạch. Sau đó cần dùng giẻ ẩm để lau khô, do nước trà thông thường có cặn, lưu lại lâu ngày trên bề mặt sơn sẽ ảnh hưởng tới màu sắc ban đầu của đồ nội thất.
- Kem đánh răng
Vật dụng sơn màu trắng, nếu xuất hiện các đốm vàng, có thể dùng vải chấm kem đánh răng, chà nhẹ lên vết ố. Tuy nhiên, không nên mạnh tay để tránh làm xước bề mặt sơn.
- Giấm trắng
Giấm và nước ấm tỉ lệ 1:1 trộn lẫn, chà nhẹ lên chỗ bẩn. Cách này có thể làm sạch các đồ nội thất bị nhiễm bẩn mực, sơn...
- Bia
Bia cùng đường và sáp ong là hỗn hợp làm sạch tuyệt vời.
1400ml rượu đun sôi, thêm 14mg đường và 28mg sáp ong, trộn đều thành hỗn hợp. Đợi hỗn hợp nguội, dùng giẻ chấm và chà lên đồ gia dụng, sau đó dùng khăn ẩm sạch lau các tàn tích.
- Chanh
Nếu đồ gia dụng bị vô tình làm cháy và để lại vết, có thể dùng chanh thái lát hoặc giẻ nhúng vào nước chanh để lau. Sau đó dùng vải mềm nhúng qua nước nóng lau lại, cuối cùng lau khô bằng giẻ khô là được. Chanh cũng có thể làm bề mặt đồ nội thất trở nên sáng bóng.
- Sữa
Nếu sữa để lâu ngày quên không uống, cũng đừng vứt đi. Có thể tận dụng sữa để bảo dưỡng đồ nội thất bằng cách nhúng giẻ vào trong sữa, lau bề mặt đồ vật. Nhớ sau đó nên dùng giẻ ẩm lau lại một lần để làm sạch vết tích của sữa.