1. Mặt bàn đá
Theo bà Carolyn Forte, giám đốc phòng nghiên cứu về Sản phẩm tẩy rửa đồ gia dụng của Viện Nghiên cứu G.H, chất axít trong giấm có thể ăn mòn đá tự nhiên. Do đó thay vì tẩy vết bẩn bằng giấm trên mặt bàn đá, bạn có thể pha nước rửa bát với ít nước ấm để giúp mặt bếp luôn sáng bóng và sạch sẽ.
2. Sàn ốp đá
Cũng giống như bàn bếp, các chất tẩy rửa có tính axit cao như chanh hay giấm cũng không tốt cho sàn đá trong phòng tắm. Đồng thời bạn cũng nên tránh sử dụng các chất chứa amoniac và giữ thói quen dọn dẹp nhà vệ sinh bằng nước và dung dịch tẩy rửa chuyên biệt.
3. Vết bẩn do trứng
Nếu bạn lỡ tay làm rơi trứng ra sàn nhà, hay vô tình phát hiện mấy đứa trẻ nghịch ngợm hàng xóm ném trứng vào xe mình, đừng vội vàng tẩy vết bẩn bằng giấm. Cũng giống như khi bạn làm trứng trần, tính axit có thể khiến vết bẩn đông cứng lại khiến mọi việc trở nên khó khăn hơn.
4. Bàn là
Giấm có thể làm hỏng các bộ phận của bàn là, vì vậy đừng nên đổ giấm khi phát hiện ra bàn là dính bẩn. Để tránh tình trạng bàn là bị bít bẩn, hãy lau sạch sau mỗi lần sử dụng đồng thời đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất trong trường hợp muốn làm sạch.
5. Sàn gỗ
Nếu bạn từng nghe nói đến việc có thể tẩy sạch vết bẩn trên mặt sàn gỗ bằng giấm trên , có lẽ bạn nên tìm hiểu lại. Theo các chuyên gia, tốt nhất bạn nên sử dụng sản phẩm dành riêng cho sàn gỗ thay vì tiếc rẻ để rồi hối hận khi phát hiện ra kết quả không như mình mong muốn. Tuy vậy, vẫn có giải pháp dành cho các bà nội trợ, đó là bạn có thể pha loãng giấm với nước, rồi sau đó thử ở một khu vực để xem phản ứng trước khi ứng dụng với cả phòng.
6. Các vết bẩn có màu
Vết rượu, mực, kem hay máu sẽ không hết sạch hoàn toàn chỉ với giấm bởi chúng không hề có phản ứng với axít. Do đó bạn nên nhanh chóng lau sạch sàn khi lỡ tay đánh đổ hoặc dính bẩn, nếu vẫn không sạch thì có thể thử sử dụng một số phương pháp sau đây:
Vết máu: dùng hỗn hợp nước lạnh trộn với amoniac.
Chì màu: bôi kem đánh răng rồi chà bằng vải khô.
Vết nước tiểu: lau bằng khăn ẩm thấm nước rửa chén pha loãng.