1. Tủ lạnh
Mùi trong tủ lạnh không chỉ gây khó chịu mà còn có thể thấm vào hương vị của sữa, trứng và bơ. Giấy báo giúp hấp thụ mùi rất tốt. Bạn có thể vo nát giấy báo rồi nhúng nước. Cho quả bóng giấy vào trong các góc tủ lạnh và ngăn kéo qua đêm để hút hết mùi hôi thối. Khoảng hai tuần bạn lại đổi những quả bóng giấy mới.
2. Lò nướng
Một lớp giấy bạc bọc trên khay nướng giúp giảm bớt lượng mỡ, dầu thừa tràn ra. Sau khi sử dụng xong, khay lót không có quá nhiều dầu mỡ hay dính thức ăn cháy. Chỉ cần tháo lớp giấy bạc và vệ sinh lại nhẹ nhàng bằng nước rửa bát.
3. Bồn tắm
Các chuyên gia cảnh báo rằng một số chất tẩy rửa cống hóa học có thể làm hỏng đường ống. Một lần một tháng, sục baking soda trong bồn cầu có thể tẩy mạnh các vết ố vàng, khử mùi hôi và tránh tắc cốc. Đổ ½ cốc baking soda vào cống, sau đó là ½ chén dấm trắng. Hỗn hợp sẽ sủi bọt trong năm phút. Rửa lại bằng một ấm đầy nước sôi. Phương pháp này có thể sử dụng trong mọi bồn rửa, ống cống trong nhà.
4. Bếp
Dầu mỡ càng dính lâu ở trên mặt bếp thì càng khó tẩy rửa. Nhiều chị em tốn hàng giờ kì cọ nhưng mặt bếp vẫn cứ dinh dính không sạch sẽ. Hơn nữa, chà xát nhiều làm mặt bếp dễ trầy xước, càng khó vệ sinh những lần sau. Trước khi lau chùi nhà bếp, bạn hãy ngâm một mảnh vải trong nước nóng rồi đặt chúng lên trên mặt bếp. Để nguyên trong 10 phút rồi sau đó mới lai sạch lại bằng dung dịch.
5. Nhà tắm
Cặn xà phòng bám ở trong nhà tắm là do bạn không lau sạch khi chúng còn ẩm mà cứ để yên cho đến khi khô và cứng lại, trắng xóa sàn và tường nhà vệ sinh. Cặn xà phòng phát triển khi can-xi trong nước gặp axit béo (thường tìm thấy trong bánh xà phòng). Để tránh phòng tắm nhanh bẩn, bạn nên hạn chế dùng xà phòng bánh mà chuyển sang sữa tắm. Mỗi khi vệ sinh cơ thể xong lại dùng nước và khăn ẩm lau một lượt sàn nhà.
6. Máy giặt
Dư lượng từ bột giặt và nước xả vải có thể gây ra mùi khó chịu. Mùi hôi có thể bám vào quần áo khi vượt ngưỡng. Do vậy, mỗi tháng một lần, chạy máy giặt không với nước nóng và dung dịch oxy già pha loãng. Cuối cùng, dùng khăn lau những góc ẩn, góc tối trong tủ lạnh. Hàng ngày, sau mỗi lần sử dụng, nên để mở cửa máy giặt để tránh ẩm mốc.
7. Không khí
Mùi thức ăn khi nấu nướng, mùi khói thuốc lá, mùi động vật trong nhà,...hòa trộn với nhau khiến không khí trong nhà bị ô nhiễm nặng nề. Vào những ngày trời khô ráo và có nắng, chị em nên mở cửa sổ, cửa ra vào để nắng hong khô nhà, gió lưu thông. Ngoài ra, trồng một số cây cảnh trong nhà cũng giúp thanh lọc bớt các hóa chất độc hại.
8. Sàn nhà
Những loài vi khuẩn đáng sợ từ bên ngoài sẽ bám vào đế giày và vào nhà của bạn. Để giúp chống lại mầm bệnh, thực hiện chính sách không đi giày trong nhà. Vài tuần một lần, lau sạch mặt trên và đế giày bằng khăn lau kháng khuẩn. Ngoài ra, cũng phải lau sạch chân của vật nuôi trong nhà sau mỗi lần chúng đi dạo bên ngoài về nhà.